VÕ SƯ SÁNG TỔ
TỪ CÁC LINKS TRONG BÀI (VÀ NƠI KHÁC) ĐỂ LÀM BÀI TẬP.
- Miêu tả quy trình (các step) thành lập môn phái Vovinam.
- Giới thiệu về gia tộc, gia đình của sáng tổ
- Chứng minh tầm quan trọng của gia đình, gia tộc sáng tổ đối với phát triển môn phái.
- Giới thiệu 3 kết quả xếp hạn (yếu kém) của nước ta so với thế giới
- Chứng minh vai trò Vovinam trong vinh danh nước Việt
- Liệt kê (có số thứ tự) những lớp Vovinam do sáng tổ trực tiếp huấn luyện
- Giới thiệu những việc làm, lời nói của sáng tổ mà chị (anh) cho là độc đáo
- Liệt kê những việc cần làm để điều hành hoạt động của Môn phái
- https://paris.vovinam.fr/vi/vovinam-vietvodao/sang-to-nguyen-loc.html
- https://vovinam-vietvodao.com/vi/kham-pha/lich-su/tieu-su-co-vo-su-sang-to-nguyen-loc.html
- https://vovinamworldfederation.eu/vi/vovinam-viet-vo-dao-vi/vo-su-sang-to-nguyen-loc.html
- http://toiyeuvovinam.blogspot.com/2015/07/tom-luoc-tieu-su-co-vssang-to-nguyen-loc.html
Mái đình làng Hữu Bằng - quê nhà của sáng tổ
Lớp tập tại Làng Hữu Bằng
Nhà thờ Họ (Nguyễn Đình) ở Làng Hữu Bằng - huyện Thạch Thất - tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội)
VS. Nguyễn Văn Chiếu, nay là Chánh Chưởng quản
(Hội đồng Chưởng quản Vovinam),
thăm quê hương sáng tổ.
QUY LỆ MÔN PHÁI
Câu hỏi 181: Quy lệ là gì ?
Quy lệ là nội quy và điều lệ gọi tắt.
- Nội quy: (reglement Interieur): Những nguyên tắc quy định về việc điều hành nội bộ.
- Điều lệ (statut): Những nguyên tắc được coi như luật lệ căn bản về tổ chức của một đoàn thể, một cơ quan, một tổ chức, có chia ra từng điều khoản rõ rệt để làm căn bản cho việc tổ chức và quản trị.
Tóm lại quy lệ là những nguyên tắc định hướng căn bản cho việc tổ chức điều hành và quản trị của một đoàn thể, một cơ quan, một tổ chức.
Câu hỏi 182: Quy lệ và nội quy có gì khác biệt ?
Trong khi nội quy chỉ nói về kỹ thuật áp dụng torng một đoàn thể thì quy lệ nói về những đặc tính lớn hơn như đường hướng của đoàn thể .... Ta có thể so sánh quy lệ như một hiến pháp của một Quốc Gia còn nội quy thì như luật pháp của nước đó.
Câu hỏi 183: Quy lệnh môn phái có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều ?
Quy lệ môn phái Vovinam gồm 11 chương và 99 điều.
Câu hỏi 184: Chương thứ nhất gồm những gì ?
Chương thứ nhất gồm 3 điều: Danh hiệu, Trụ sở, Phạm vi hoạt động.
Câu hỏi 185: Môn phái Vovinam có giới hạn phạm vi hoạt động không ?
Môn phái Vovinam hoạt động về võ thuật và võ đạo trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có thể mở rộng phạm vi hoạt động chiếu theo luật lệ hiện hành.
Câu hỏi 186: Mục đích và tôn chỉ được nói ở chương thứ mấy ? Mục đích và tôn chỉ có thể sửa đổi được không ?
Mục đích và tôn chỉ môn phái được nói ở chương thứ hai. Chương này gồm 2 điều:
- Điều 4 nói về mục đích
- Điều 5 nói về Tôn chỉ
Mục đích và tôn chỉ của môn phái không bao giờ được sửa đổi cả.
Câu hỏi 187: Mục đích của môn phái Vovinam có mấy điểm, mục đích thứ nhất là gì ?
Môn phái Vovinam có 3 mục đích. Mục đích thứ nhất là:
Bảo tồn, phát triễn và quảng bá võ học Việt Nam, hầu nêu cao tinh thần thượng võ bất khuất truyền thống của dân tộc Việt Nam, cùng khai thác trọn vẹn hai phần cương và nhu của con người, để xiển dương môn phái Vovinam bằng cách lấy những môn võ vật cổ truyền Việt Nam làm căn bản, và phối hợp, thái dụng mọi tinh hoa võ thuật trên thế giới.
Câu hỏi 188: Mục đích thứ 2 của môn phái Vovinam là gì ?
Mục đích thứ hai là:
Thâu thập, nghiên cứu và phát minh các bài, thế võ để tu bổ và xây dựng cho nền võ học Việt Nam ngày thêm phong phú tiến bộ.
Câu hỏi 189: Mục đích thứ 3 của môn phái Vovinam là gì ?
Mục đích thứ 3 của môn phái là: Huấn luyện môn sinh về 3 phương diện võ thuật, võ lực và tinh thần võ đạo.
Câu hỏi 190: Để thực hiện mục đích đã nêu lên ở điều 4, môn phái chủ trương hoạt động theo bao nhiêu tôn chỉ?
Để thực hiện mục đích đã nêu ở điều 4, môn phái chủ trương hoạt động theo 5 tôn chỉ.
Câu hỏi 191: Mọi họat động của môn phái đều xây dựng trên nền tảng nào?
Theo tôn chỉ thứ nhất: Mọi hoạt động môn phái đều xây dựng trên nền tảng: Lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỹ thuật và ý chí quật cường làm phương tiện.
Câu hỏi 192: Kỷ luật tự giác của môn phái được xác định trong tôn chỉ mấy ?
Kỷ luật tự giác của môn phái đươc xác định trong tôn chỉ thứ hai như sau:
Môn phái Vovinam là một đại gia đình trong đó mọi môn đồ thương yêu, kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương yêu đó đan kết thành kỷ luật môn phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặc chẻ để nêu cao danh dự môn phái và trở thành những con người toàn diện.
Câu hỏi 193: Các hoạt động như Tổng Đoàn Thanh niên Việt Võ Đạo và Anh Hùng Ngày Mai có là do tôn chỉ nào ?
Là do tôn chỉ thứ Ba của môn phái: Môn Phái Vovinam luôn luôn tích cực góp phần vào mọi công cuộc giáo dục thanh thiếu nhi.
Câu hỏi 194: Môn phái Vovinam có hoạt động chính trị không?
Theo tôn chỉ thứ Tư của môn phái: Mọi hoạt động của môn phái Vovinam đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.
Câu hỏi 195: Theo tôn chỉ thứ Tư có phải mọi người nếu là môn sinh Vovinam thì không được làm chính trị phải không?
Theo tôn chỉ thứ tư thì người môn sinh không được làm chính trị với danh nghĩa môn phái. Tuy nhiên họ sẽ được phép làm chính trị với tư cách riêng của họ.
Câu hỏi 196: Đối với các võ phái khác môn phái Vovinam đối xử như thế nào ?
Tôn chỉ thứ năm của môn phái có nói: Môn phái Vovinam tôn trọng các võ phái khác, để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.
Câu hỏi 197: Môn phái Vovinam có hạn định thời gian hoạt động không ?
Môn phái Vovinam không hạn định thời gian hoạt động, qua điều minh định của điều thứ 6:
Thời gian hoạt động của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo vô hạn định.
Câu hỏi 198: Chương thứ 3 của bản quy lệ có mấy điều, và nói gì ?
Chương thứ 3 của bản quy lệ có 5 điều, nói về: Thời gian hoạt động, phạm vi hoạt động và sinh hoạt môn phái.
Câu hỏi 199: có khi nào môn phái ra lệnh cho các Tổng Cục Huấn Luyện, Võ Đường và chi nhánh tạm ngưng hoạt động không ?
Điều thứ 7 có nói: Trong tương lai, nếu vì một vài lý do ngoài ý muốn, môn phái Vovinam có thể cho lệnh cho các Trung Tâm huấn luyện và các võ đường chi nhánh tạm ngưng hoạt động vì một vài lý do khách quan. Khi đã vượt qua những trở ngại đó, môn phái Vovinam đương nhiên cho lệnh các trung tâm huấn luyện và võ đường chi nhánh hoạt động trở lại.
Câu hỏi 200: Các trung tâm huấn luyện và các võ đường được thiết lập tại đâu ?
Tại mỗi thành phố hay các địa điểm đông dân cư, môn phái có thể thiết lập một trung tâm huấn luyện. Tại các địa điểm khác, môn phái có thể mở thêm các võ đường chi nhánh với sự chấp thuận của chính quyền địa phương.
Câu hỏi 201: Trong điều 10 chương 3 có bảo là: Trong các giờ giáo dục tinh thần môn phái sẽ giảng dạy cho võ sinh về tinh thần võ đạo... nhưng không bàn đến các vấn đề chính trị và tôn giáo. Nói như vậy có phải là môn phái sẽ không giảng dạy những kiến thức chính trị cho môn sinh không ?
Để nhằm đào tạo nmhững con người toàn diện, có đầu đủ khả năng, cùng hiến cho đất nước những công dân tốt, môn phái coi việc giảng dạy về chính trị như việc giáo dục tinh thần. Tuy nhiên, môn phái sẽ không đem những vấn đề thời sự ra bàn với môn sinh hầu tránh cho môn sinh những giao động tinh thần do ngọai cảnh mang đến.
Câu hỏi 202: Chương thứ 4 bản qui lệ có bao nhiêu điều và nói về gì ?
Chương thứ 4 của bản qui lệ có 20 điều nói về thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của võ sư chưởng môn và ban chấp hành Trung Ương.
Câu hỏi 203: Võ sư Chưởng Môn có nhiệm vụ gì ?
Võ sư Chưởng Môn có sứ vụ lãnh đạo môn phái và điều hành mọi hoạt động của môn phái, trong đó có việc quản trị các trung tâm huấn luyện và các võ đường chi nhánh.
Câu hỏi 204: Phụ tá võ sư Chưởng Môn có những ai ?
Phụ tá võ sư Chưởng Môn trong việc chỉ đạo, quản trị và điều hành mọi sinh hoạt của môn phái là một ban chấp hành trung ương môn phái Vovinam, gồm có một chủ tịch, một phụ tá chủ tịch, một thư ký thường trực và 5 ban: Ban tổng phối kiểm, Ban nghiên kế, ban huấn luyện, Ban tổ chức và Ban tài chánh.
Câu hỏi 205: Toàn thể nhân viên ban chấp hành Trung Ương từ chủ tịch trở xuống do đâu bổ nhiệm?
Toàn thể ban chấp hành trung ương từ chủ tịch trở xuống đều do võ sư chưởng môn bổ nhiệm bằng sự vụ lệnh.
Câu hỏi 206: Chủ tịch ban chấp hành trung ương có trách nhiệm gì ?
Chủ tịch ban chấp hành trung ương có trách nhiệm trước võ sư chưởng môn, co nhiệm vụ chỉ đạo, quản trị và điều hành môn phái.
Câu hỏi 207: Phụ tá chủ tịch có nhiệm vụ gì ?
Phụ tá chủ tịch có nhiệm vụ:
- Đại diện chủ tịch khi chủ tịch vắng mặt
- Phụ tá chủ tịch trong mọi việc thuộc nhiệm vụ của chủ tịch.
Câu hỏi 208: Thư ký thường vụ có nhiệm vụ gì ?
Thư ký thường trực có nhiệm vụ:
- Điều hành văn phòng thường trực
- Phụ trách các văn thư thông báo các buổi họp
- Lập biên bản các phiên họp của ban chấp hành
- Lập hồ sơ danh tính và đẳng cấp môn sinh Vovinam.
Câu hỏi 209: Ban tổng phối kiểm có nhiệm vụ gì ?
Ban tổng phối kiểm có nhiệm vụ:
- Phối hợp mọi hoạt động của các ban để tìm hiểu các ưu, khuyết điểm.
- Kiểm soát sự chi, thu của ban tài chánh.
- Kiểm soát phong độ cùng hành động của môn isnh, cùng đề nghị các biện pháp thích nghi về thưởng phạt và cải tiến.
- Phối kiểm mọi tài liệu ấn hành trong mọi sinh hoạt của môn phái, như học tập, lưu hành, thông tin, báo chí, quảng cáo...
- Phối hợp với các ban khác đê kiểm soát, đôn đốc hoạt động của các chi nhánh.
Câu hỏi 210: Ban nghiên kế có nhiệm vụ gì?
Ban nghiên kế có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu để hoạch định đường lối cho môn phái.
- Soạn thảo chương trình, kế hoạch, biện pháp để đẩy mạnh mọi hoạt động của môn phái.
- Soạn thảo tài liệu thuộc phạm vi giáo dục tinh thần.
- Hội ý với ban Tổng phối kiểm về các việc phối kiểm các tài liệu sinh hoạt của môn phái.
- Thâu thập và phát minh các bài, thế võ để làm phong phú thêm cho võ htuật của môn phái.
- Hoạch định chương trình huấn luyện võ thuật và võ lực cho môn sinh các cấp. Mọi dự thảo hoạch định chỉ được thực thi khi có sự chấp thuận của võ sư chưởng môn và bàn chấp hành trung ương.
Câu hỏi 211: Ban huấn luyện có nhiệm vụ gì ?
Ban huấn luyện có nhiệm vụ:
- Huấn luyện tinh thần, võ thuật, võ lực cho các môn sinh.
- Theo dõi và kiểm soát sự tiến bộ của môn sinh về võ lực, võ thuật và tinh thần võ đạo.
- Đề nghị cải tiến chương trình huấn luyện
- Hướng dẫn kỹ thuật trong các buổi trình diễn, khảo thí và tranh giải vô địch trong các dịp Lễ , Tiết.
Câu hỏi 212: Ban tổ chức có nhiệm vụ gì?
Ban tổ chức có nhiệm vụ:
- Đảm nhiệm mọi công tác tổ chức của môn phái.
- Phụ trách mọi công tác giao tế và khánh tiết.
Câu hỏi 213: Ban tài chánh có nhiệm vụ gì ?
Ban tài chánh có nhiệm vụ:
- Phối hợp với các ban nghiên kế, huấn luyện và tổ chức để lo việc khuếch trương tài sản, lợi tức, và ngân quỹ của môn phái.
- Thường xuyên chịu sự kiểm soát tài chánh của võ sư chưởng môn và ban tổng phối kiểm.
- Quản trị tài sản, lợi tức và ngân quỹ của môn phái. Thể thức quản trị phải theo những điều khoản nơi chương thứ 10.
- Báo cáo và tường trình về mọi chấp chính trước đại hội thường niên Vovinam về tình hình tài chánh của môn phái.
Câu hỏi: 214: Mỗi ban được tổ chức và điều hành ra sao ?
Mỡi ban gồm nhiều ủy viên được đặt dưới sự điều hành của một trưởng ban. Vị trưởng ban nầy sẽ chủ tọa các cuộc họp của ban, chịu trách nhiệm và có quyền quyết định tối hậu các vấn đề trực thuộc liên hệ đến thẩm quyền của Ban.
Nếu vì lý do vị trưởng ban vắng mặt. Vị nầy có thể đề cử một ủy viên tạm thời thay thế.
Câu hỏi 215: Những cuộc họp của ban chấp hành trung ương và mỗi ban được ấn định ra sao ?
Những cuộc họp của ban chấp hành trung ương được ấn định ít nhất một tháng một lần vào ngày chủ nhật, đầu tháng, để kiểm điểm sinh hoạt trong tháng và hoạch định sinh hoạt cho tháng tới, trừ những trường hợp đặc biệt. Các buổi họp đều lập biên bản lưu trữ làm tài liệu để tiện việc theo dõi và phối kiểm.
Mỗi cuối năm, sẽ có một buổi họp tổng kết các công tác thực hiện trong năm tổ chức vào trước ngày đại hội thường niên Vovinam ít nhất một tuần.
Thể lệ nầy cũng áp dụng cho mọi Ban vào trước ngày họp của ban chấp hành ít nhất là một ngày.
Câu hỏi 216: Đại hội thường niên Vovinam Việt Võ Đạo được tổ chức ra sao ? Do ai triệu tập?
Mỗi năm, đại hội thường niên Vovinam Việt Võ Đạo được tổ chức một lần vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng chạp dương lịch để tổng kết tình hình sinh hoạt của môn phái cùng hoạch định đề án công tác cho năm tới. Đại hội có quyền chấp chính ban chấp hành cũng như các ban trực thuộc về hoạt động liênk hệ trong năm qua, của các cơ cấu này. Thành phần tham dự đại hội thường niên Vovinam Việt võ Đạo phải gồm tất cả hội viên hữu quyền tham dự đại hội Vovinam Việt võ Đạo qui định nơi điều thứ 28 ấn định túc số cho các buổi đại hội có giá trị là 2/3 tổng số hội viên hữu quyền của môn phái, hoặc 2/3 đại biểu đại diện hội viên hữu quyền có ủy quyền của môn phái.
Chủ tịch ban chấp hành trung ương môn phái Vovinam Việt Võ Đạo lãnh trách nhiệm triệu tập đại hội thường niên Vovinam Việt Võ Đạo. Văn thư triệu tập phải thông đạt tới các hội viên hữu quyền của môn phái trễ nhất là 2 tuần lễ trước ngày khai mạc đại hội.
Câu hỏi 217: Thế nào là hội viên hữu quyền? Thế nào là hội viên vô quyền ?
- Hội viên hữu quyền là hội viên có đóng nguyệt liễm đều đặn theo điều thứ 84, chương 10 qui định, và thường xuyên sinh hoạt với môn phái.
- Hội viên vô quyền là những hội viên không còn đóng nguyệt liễm đều đặn và sinh hoạt thường xuyên với môn phái, hoặc đã ra khỏi môn phái một cách họp pháp do điều 81, chương thứ 9 qui định, hoặc đã bị khai trừ ra khỏi môn phái do các điều: 54, 55, 56, 57, 58, 59, 61, 63, 64, 65, 68 qui định.
Câu hỏi 218: Thế nào là đại biểu đại diện hữu quyền ?
Đại diện là người thay mặt hội viên.
- Đại biểu là người được các hội viên công cử thay mặt mình.
- Đại biểu, đại diện là người được nhiều đại diện bầu lên thay mặt mình.
- Đại biểu, đại diện hữu quyền là người thay mặt một số hội viên và đại diện hội viên một cách hợp pháp, bằng những thủ tục ủy quyền có kiểm nhận.
Câu hỏi 219: Tại sao phải trù liệu cả hai trường hợp tỷ lệ 2/3 tổng số hội viên hữu quyền ? và 2/3 đại diện hội viên hữu quyền có ủy quyền của môn phái ?
Vì những lý do:
1. Số hội viên quá đông, không thể nhất thời qui tụ tại một địa điểm.
2. Phương tiện di chuyển khó khăn và các tiện nghi cư trú, ẩm thực hữu hạn
3. Chiến sự
4. Công cụ, tư vụ.
Câu hỏi 220: Đại hội Vovinam Việt Võ Đạo có thể triệu tập theo một thủ tục bất thường nào không?
Phần cuối điều 24 đã trù liệu trường hợp nầy, do các trường hợp:
1. Các quy định khác trong bản quy lệ
2. Vì nhu cầu cấp bách của tình thế
3. Chiếu đề nghị của 1/3 tổng số hội viên
Trong trường hợp này, đại hội Vovinam Việt Võ Đạo sẽ được triệu tập theo thủ tục bất thường, trễ nhất là 24 giờ trước giờ khai mạc đại hội. Văn thư triệu tập đại hội phải thông đạt tới từng cá nhân hội viên bằng đủ mọi phương tiện khả hữu. Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, Thư ký thường vụ, và Ban tổ chức sẽ liên đới chịu trách nhiệm triệu tập đại hội bất hường.
Câu hỏi 221: Muốn thực hiện một chương trình dài hạn hay một số kế hoạch quan trọng hoặc để định sự thưởng phạt, vị chủ tịch phải làm thế nào ?
Trước khi thực hiện một chương trình dài hạn hay một số kế hoạch quan trọng, hoặc quyết định sự thưởng phạt, vị chủ tịch sẽ đưa ra trước cuộc họp của ban chấp hành để lấy quyết định chung. Trong trường họp số phiếu ngang nhau, đề nghị trên có thể được trình lên võ sư chưởng môn để lấy quyết định tối hậu.
Câu hỏi 222: Có biện pháp chế tài nào áp dụng với các nhân viên torng ban chấp hành trung ương và các nhân viên hữu quyền khác không ?
Bất cứ một nhân viên nào trong ban chấp hành trung ương cũng như các nhân viên khác tại trung tâm, chi nhánh và các môn sinh, đều không được quyền lấy danh nghĩa môn phái Vovinam để mưu đồ tư danh, tư lợi.
Câu hỏi 223: Võ sư Chưởng Môn có thể nhường quyền lãnh đạo môn phái cho một võ sư khác không ?
Võ sư Chưởng Môn có thể nhường quyền lãnh đạo môn phái cho một võ sư khác. Trong trường hợp nầy, vị nguyên võ sư Chưởng Môn sẽ đương nhiên là cố vấn tối cao của môn phái.
Câu hỏi 224: Các cố vấn tối cao hoạt động trong cơ cấu nào ?
Các cố vấn tối cao hạot động trong hội đồng cố vấn tối cao. Hội đồng này làm cố vấn tối cao cho đại hội Vovinam Việt Võ Đạo, võ sư Chưởng Môn và ban chấp hành trung ương về các quyết định quan trọng, các biểu quyết của hội đồng này theo đa số tương đối, kín và có tính cách long trọng khuyến cáo đối với các đương phần hay cơ cấu liên hệ.
Câu hỏi 225: Trong trường hợp võ sư chưởng môn qua đời, sự kế nghiệp được trù liệu ra sao ?
Trong trường hợp vị võ sư chưởng môn qua đời:
1. Nếu có chúc thư, vị võ sư chưởng môn kế nghiệp đương nhiên là người có tên trong chúc thư.
2. Nếu không có chúc thư, hay có chúc thư nhưng trong đó không ghi tên chưởng môn kế nhiệm thì vị chủ tịch Ban chấp hành môn phái sẽ tạm thời xử lý thường vụ sứ vụ võ sư chưởng môn. Nếu vị võ sư chưởng môn qua đời lại kiêm nhiệm chức chưởng chủ tịch ban chấp hành môn phái, vị phụ tá chủ tịch sẽ đương nhiên kế nhiệm sứ vụ chủ tịch ban chấp hành trung ương, để triệu tập một đại hội bất thường của môn phái với mục đích bầu vị võ sư chưởng môn kế nhiệm.
Thành phần của đại hội bất thường sẽ bao gồm toàn thể nhân viên ban chấp hành trung ương và các môn sinh cấp cao đẳng (võ sư cao đẳng).
Thời gian triệu tập đại hội phải tính vào ngày đầu tháng của tháng thứ 4, tính từ ngày võ sư chưởng môn qua đời.
Câu hỏi 226: sự đề cử, ứng cử viên võ sư chưởng môn trong trường hợp không có chúc thư trù liệu ra sao ?
Sự đề cử những ứng cử viên Tân võ sư chưởng môn sẽ có tính cách bắt buộc gồm những điều kiện dưới đây:
1. Vị chủ tịch ban chấp hành trung ương hay người kế nhiệm đương nhiên qui định bởi điều thứ 28 dẫn thượng.
2. 2 võ sư có đẳng cấp cao nhất (ngoại trừ các võ sư thượng đẳng cố vấn tối cao)
Các người này không có quyền thoái nhiệm khi trúng cử.
Trong trường hợp có 2 võ sư đồng đẳng cấp cao nhất cũng thâm niên như nhau, vị cao niên nhất sẽ được đề cử. Mức thâm niên được tính theo thời gian luyện tập Vovinam, không kể những thời gian gián đoạn.
Câu hỏi 227: Thể thức bầu cử chưởng môn tại đại hội bất thường như thế nào ?
Thể thức bầu cử được ấn định là:
1. Bầu kín
2. Thành phần cử tri gồm tất cả các hội viên hữu quyền (môn sinh cấp cao đẳng)
3. Định túc số của thành phần cử tri tham dự đầu phiếu là 3/4 tổng số cử tri hữu quyền của môn phái. Tất cả biểu quyết hoặc đầu phiếu với thành phần cử tri ít hơn định túc số nầy đều vô giá trị. Các cử tri không được ủy nhiệm hay đại diện cho ai hành sử quyền đầu phiếu này.
4. Phải hội đủ 2/3 tổng số phiếu hợp lệ của định túc số của cử tri đoàn mới đắc cử. Nếu không có ứng cử viên nào hội đủ điều kiện này, sẽ bầu lại lần thứ hai. Khi đó, vị nào được nhiều phiếu hơn cả sẽ đắc cử.
5. Biên bản kết quả cuộc đầu phiếu này pahỉ được làm ngay khi tuyên đọc kết quả cuộc khui thăm và phải gồm đủ chữ ký của các cử tri hiện diện trong cuộc đầu phiếu.
Câu hỏi 228: Lễ tấn phong võ sư Chưởng Môn được trù liệu ra sao ?
Sau đó một đại hội Vovinam sẽ được chủ tịch ban chấp hành trung ương triệu tập để tấn phong vị chưởng môn vào:
1. 3 ngày sau, trong trường hợp vị nguyên chưởng môn nhường quyền, chiếu điều thứ 27.
2. 3 ngày sau tang lễ, trong trường hợp vị võ sư chưởng môn qua đời có để lại di chúc truyền kế, chiếu theo khoản 1 , điều thứ 28.
3. 3 ngày sau khi lập biên bản đắc cử, chiếu kết qủa cuộc đầu phiếu công cử Tân chưởng môn của đại hội Vovinam, trong trường hợp vị võ sư chưởng môn qua đời không để lại di chúc turiền kế, chiếu theo khoản 2, điều thứ 28, hoặc bị truất quyền chiếu theo điều thứ 72.
4. Vị Tân chưởng môn sẽ tuyên thệ nhậm chức và chấp hành ấn tín chưởng môn trước bàn thờ vị sáng tổ môn phái, trước sự chứng kiến của toàn thể đại hội Vovinam trong một buổi lễ tấn phong. Lễ tiết tấn phong vị chưởng môn sẽ được quy định bởi một văn kiện đặc biệt và được cử hành theo một truyền thống các nghi thức riêng của môn phái trong định giới đại hội Vovinam. Các ngoại nhân hay môn sinh vô thẩm quyền không được tham dự lễ tấn phong nầy.
5. Ngay sau khi lễ tấn phong hoàn tất, một biên bản (theo mẫu) gồm chữ ký của môn sinh hữu quyền chứng kiến sẽ được công bố liền đó, trễ nhất là 24 giờ sau khi chữ ký cuối cùng được lấy xong, tại đại hội Vovinam, trước toàn thể môn sinh và trước công luận, bằng văn thư và mọi thể thức thông đạt khả hữu khác.
Câu hỏi 229: Cơ quan điều hành của mỗi trung tâm huấn luyện và võ đường chi nhánh được tổ chức ra sao ?
Mỗi trung tâm huấn luyện có thể tổ chức một ban giám đốc riêng để điều hành mọi công việc của trung tâm.
Mỗi võ đường chi nhánh cũng có thể tổ chức một ban quản đốc riêng để điều hành mọi công việc của võ đường chi nhánh.
Câu hỏi 230: Giám đốc trung tâm hay quản đốc chi nhánh do ai bổ nhiệm? Thể thức bổ nhiệm ra sao?
Giám đốc trung tâm, quản đốc chi nhánh do võ sư chưởng môn bổ nhiệm. Trong trường hợp võ sư chưởng môn vắng mặt, chủ tịch ban chấp hành môn phái hoặc một vị khác trong ban chấp hành được ủy quyền bằng văn thư của võ sư chưởng môn sẽ tạm thời bổ nhiệm những chức vụ trên.
Sự bổ nhiệm tạm thời này phải được chính thức hóa ngay sau khi võ sư chưởng môn tái nhiệm phần vụ vừa ủy quyền này.
Câu hỏi 231: Quyền hạn của giám đốc trung tâm và quản đốc chi nhánh như thế nào ?
Vị giám đốc trung tâm hay vị quản đốc chi nhánh được quyền tổ chức một ban giám đốc trung tâm hay một ban quản đốc chi nhánh để điều hành mọi công việc của võ đường do mình điều khiển, với sự chấp thuận của võ sư chưởng môn.
Số nhân viên trong ban giám đốc trung tâm và ban quản đốc chi nhánh có thể gia giảm chiếu nhu cầu của từng võ đường sở quan.
Giám đốc, ban giám đốc trung tâm và quản đốc, ban quản đốc chi nhánh hoàn toàn chịu trách nhiệm trước võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương cũng như trước đại hội Vovinam.
Câu hỏi 232: Môn phái có thể áp dụng những biện pháp chế tài nào với giám đốc trung tâm và quản đốc chi nhánh?
Trong trường hợp giám đốc, ban giám đốc trung tâm và quản đốc chi nhánh phạm những lỗi lầm quan trọng, võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương có thể cách chức và bổ nhiệm những vị khác thay thế, hoặc tạm giải tán một võ đường. Một ủy ban đặc biệt sẽ được chỉ định để thực thi các quyết định này.
Trong trường hợp vị giám đốc trung tâm hay quản đốc chi nhánh bị cách chức có đầu tư vào sinh hoạt của võ đường, những vị này có thể khiếu nại lên võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương để yêu cầu được bồi hoàn những tài vật dụng cụ theo thời giá. Ngoài ra, không được đòi hỏi thêm một phí khoản nào khác.
Trong trường hợp một võ đường trung tâm hay chi nhánh đóng cửa, đình chỉ hoạt động, giải tán hay tự giải tán vì bất cứ một lý do nào, võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương không chấp nhận mọi sự khiếu nại hoặc lời thỉnh cầu xin tài trợ nào cả, trừ những trường hợp thật đặc biệt.
Các tài sản và trái khoản phải thanh toán chậm nhất là2 tuần lễ sau khi các cơ sở này ngưng hoạt động. Môn phái không chịu trách nhiệm, về bất cứ hoạt động nào trái với tôn chỉ mục đích và tinh thần của bản qui lệ này.
Khi một giám đốc trung tâm hay quản đốc chi nhánh vì một lý do nào đó qua đời hay vắng mặt lâu dài, vị phụ giám đốc trung tâm hay vị thư ký chi nhánh sẽ đương nhiên được xử lý thường vụ công việc của trung tâm hay chi nhánh trong khi chờ đợi có sự bổ nhiệm người thay thế chính thức bởi võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương, để điều hành công việc chung.
Câu hỏi 233: Huấn luyện viên vovinam Việt Võ Đạo có thể theo học các môn võ thuật khác không?
- Không nếu vì lý do cầu an hay cầu lợi
- Được, nếu trong những trường hợp:
1. Nghiên cứu võ học
2. Bị cưởng chế tuân phục chỉ thị của thượng cấp trong quân đội hay cơ quan công quyền.
Trong cả hai trường hợp trên mọi cuộc thử nghiệm Vovinam Việt Võ Đạo đều bị cấm chỉ.
Câu hỏi 234: Điều thứ 58 cấm môn sinh lợi dụng chức vụ, danh nghĩa, đẳng cấp của môn phái để mưu đồ tư danh, tư lợi. Vậy trường hợp một môn sinh tuy không trực tiếp tự khoe chức vụ, danh nghĩa và đẳng cấp của mình, song người ngoài biết rõ họ muốn hợp tác, giúp đỡ môn phái qua họ, mà họ lo đi hưởng lợi riêng tư, thì môn phái đối xử với họ ra sao ?
Đưa ra hội đồng kỷ luật môn phái phán đoán, xét xử, rồi thông báo cho đương sự biết quyết định của hội đồng kỷ luật. Thực ra, việc lợi dụng riêng tư nếu có, chỉ là những lợi nhỏ và không thể lậu bền được.
Câu hỏi 235: Điều thứ 59 của quy lệ cấm môn sinh mang danh nghĩa Vovinam Việt Võ Đạo thượng đài hay tranh đấu bất cứ một võ phái nào. Nếu gặp trường hợp một võ sĩ ngoại quốc xúc phạm hoặc miệt thị võ Việt Nam, thách thức tất cả võ sĩ Việt Nam đấu với họ, Việt Võ Đạo Sinh phải có thái độ ra sao ?
Điều thứ 59 chỉ ngăn cấm sự thượng đài hay tranh đấu với bất cứ một võ phái nào vì những lý do tự ái cá nhân hay vụ lợi, còn sự thượng đài hay tranh đấu vì những lý do bảo vệ uy tín dân tộc,và võ Việt Nam, được mặc nhiên chấp nhận. Tuy nhiên, khi vào thực tế vẫn cần thực tế tránh những tức khí nhất thời có thể làm bùng nổ một cuộc trnah đấu lớn và lâu dài, mà phải thật bình tĩnh đối phó theo nguyên tắc: Tri Kỷ, Tri Bỉ, Bách Chiến, Bách Thắng của Tôn Tử rồi mới hành động.
Hơn nữa phải đòi dự phần thảo luật lệ tranh đấu mới chớ không chịu hoàn toàn tranh đấu theo luật lệ đã có sẵn của một môn võ nào (thí dụ: Muốn hiểu giá trị tranh đấu thực tế của môn Nhu Đạo có hơn môn Quyền Anh không, không thể bắt một võ sĩ Quyền Anh đấu theo luật lệ Nhu Đạo với một Nhu Đạo Gia, mà phải quy định luật đấu mới khoặc ai thiên dùng môn nào cứ sử dụng môn đó).
Câu hỏi 236: Điều thứ 62 nghiêm cấm môn sinh dùng võ thuật để làm vệ sĩ cho bất cứ ai không phải là thượng cấp của môn phái. Vậy nếu gặp một nhân sĩ nổi tiếng tài đức có thể bị mưu hại, có nên làm vệ sĩ để bảo vệ vị nhân sĩ đó không ?
Điều 62 chỉ nghiêm cấm môn sinh tự ý làm vệ sĩ cho người ngoài, chứ không ngăn cấm trường hợp thỉnh ý thượng cấp trong môn phái để được chỉ định làm vệ sĩ hợp thức và hợp pháp. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất tế nhị, môn phái muốn tránh cho người môn sinh vì quen với nếp sống trung tín, trung trực mà làm người làm việc. Nên cần áp dụng biện pháp chỉ định để chế tài.
Câu hỏi 237: Trường hợp một Việt Võ Đạo sinh là quân nhân hay cảnh sát được cấp trên biết có võ, tuyển làm vệ sĩ, thì đương sự có đưọc phép hay không ? có phạm lỗi gì không ?
Được, không có lỗi gì cả. Vì đương sự làm vệ sĩ với tư cách một quân nhân hay cảnh sát chớ không phải là một Việt Võ Đạo sinh.
Câu hỏi 238: Điều thứ 63 cấm môn sinh các cấp hành nghề giảng dạy Vovinam nếu không có sự chấp thuận của võ sư chưởng môn và ban chấp hành trung ương. Vậy, trường hợp một môn sinh quân nhân hay cảnh sát do cấp trên bắt dạy, hoặc môn sinh công chức đổi tới một quân xa, ngoài giờ làm việc, rảnh rỗi muốn dạy võ để ôn luyện, nhưng không thông báo cho Tổng cục huấn luyện Việt Võ Đạo biết, tổng cục sẽ có thái độ nào ?
Nhắn nhủ hoặc cảnh báo đương sự và không công nhận đằng cấp của số võ sinh đó. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tế nhị, cần được đối xử trên tinh thần thông cảm nhẹ nhàng, khoan dung mà cương quyết, để nuôi dưỡng lòng nhiệt thành hăng say hoạt động của đương sự.
Câu hỏi 239: Phần vụ nào trong bản quy lệ không thể sửa đổi?
Tôn chỉ và mục đích minh định nơi chương thứ hai và các điều khoản qui định nơi chương nầy không được thay đổi.
Câu hỏi 240: Sự sửa đổi Quy lệ nếu có, phải theo những nguyên tắc nào ?
Sự sửa đổi quy lệ nếu có theo những nguyên tắc:
1. Không được trái với tôn chỉ và mục đích đã nêu lên trong chương thứ hai điều 97
2. Mỗi khi muốn sửa đổi một điều khoản nào, ban chấp hành trung ương phải triệu tập một đại hội Vovinam Việt Võ Đạo chiếu nhu cầu, hay sau khi có đề nghị của 1/3 tổng số hội viên hữu quyền (điều thứ 98)
3. Mọi tu chính chỉ có hiệu lực sau khi đã được sự chấp thuận của 2/3 tổng số.
QUY LỆ MÔN PHÁI VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
https://chauminhhay.wordpress.com/quy-le-mon-phai-vovinam-viet-vo-dao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét