LẼ SỐNG & LẼ SỐNG NHÀ VÕ.
BÀI TẬP:
Qua bài này, chị (anh) trả lời 3 trong các câu hỏi sau:
- ..
- ..
- ..
- ..
- ..
MỤC ĐÍCH HỌC VÕ HIỆN NAY
1- Để phòng thân?
Có lẽ bình thường rất nhiều bạn nghĩ tới việc học võ đầu tiên là để phòng thân. Cũng đúng, ở trường ngoài đường kẻ xấu rất nhiều, không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là những người thân người xung quanh bạn nữa.
Nhưng trên thực tế, với sức lực của bạn, dù có giỏi võ đi chăng nữa nếu chẳng may gặp bọn trấn lột rất đông, rất hung hãn lại có vũ khí một mình bạn liệu có khả năng chống đỡ hay không. Câu trả lời là KHÔNG, đa số là bỏ của chạy lấy người, anh hùng không nên thể hiện ở chỗ đó. Bạn cần tìm tới những khu vực đông người hơn, những trụ sở văn phòng, công an cảnh sát để nhận được sự giúp đỡ. Chính vì vậy học võ để phòng thân trong những trường hợp bạn đủ khả năng thì rất tốt
2 – Tập võ để khỏe mạnh hơn
Ngày nay muốn khỏe không chỉ cần tập luyện mà còn cần phải có điều kiện đầu tư về dinh dưỡng, được hlv riêng hướng dẫn, dụng cụ tập luyện chất lượng chuyên nghiệp..vvv . Không phải cứ muốn là lao vào tập, không điều độ, dinh dưỡng không được đáp ứng, không theo một giáo trình có nghiên cứu nào cả sẽ rất khó đạt được kết quả chưa nói tới chuyện sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và ngoại hình của bạn.
3 – Tập luyện để thể hình đẹp hơn
Ngày nay có nhiều môn tập luyện cho hình thể đẹp, cân đối hơn võ nhiều. Điển hình là tập GYM, Street workout hoặc cùng lắm là thể dục thẩm mỹ cho người mềm mại cân đối chứ không chai cứng như GYM. Tuy nhiên một bộ môn võ như Boxing hay Kick Boxing, Fitness cho bạn nhiều hơn thế: thể hình, võ phòng thân…
4 – Để kiếm tiền.
Thời nay không còn đứng giữa đường mãi võ bán thuốc kiếm tiền nữa rồi. Nhưng nếu giỏi võ bạn có thể kiếm được tiền nhờ làm thêm công việc huấn luyện viên hướng dẫn cho những học viên của mình. Thu nhập từ công việc làm HLV cũng rất tốt, hoàn toàn có thể sống với nghề nghiệp này.
5 – Để nổi tiếng.
Nói chung là cũng ít gặp trường hợp ai chỉ tập võ mà nổi tiếng cả, chí ít cũng phải tập võ hay đóng phim hành động khá nhiều năm, tham dự các cuộc thi lớn… Nói chung để nổi tiếng thì hơi khó, nhưng mà để gây ấn tượng với những người xung quanh thì học võ rất ổn đấy nhỉ ^^
6 – Để tán tỉnh.
Con gái đa số không thích con trai suốt ngày đấm đá nhưng nếu có chút võ trong người thì rõ ràng là con gái sẽ yên tâm hơn khi đi cùng đúng không nhỉ. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi bên cạnh người thân yêu mà có cảm giác an toàn và được che chở. Các bạn nam học võ thuật có lợi thế hơn hẳn các anh chàng không biết võ rồi nhé
7 – Để ra oai với người khác
Chắc là không rồi, mình giỏi có người khác giỏi hơn, chớ có học được ít nhiều võ vẽ mà ra oai với người khác rồi rước hoạ vào thân nha. Tập võ chắc chắn sẽ khiến bạn tự tin hơn, có thể đối phó với một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong cuộc sống. Ví dụ mà gặp một vụ cướp trên đường bạn có thể giúp được người bị hại thì “oai” thôi rồi ấy.
8 – Để tu tâm dưỡng tánh
Còn rất nhiều lý do khác nữa về mục đích, lẽ sống của nhà võ.
SAMURAI
Samurai là từ xuất phát ở Nhật, bắt nguồn từ chiến binh (kỵ binh, bộ binh, cung binh) ở Nhật vào thế kỷ thứ 6. Thiên hoàng Monmu (文武, Văn Vũ) đã ban hành một điều luật mà theo đó, cứ 3-4 đàn ông trưởng thành thì có một người sung vào quân đội quốc gia. Quân đội yêu cầu mỗi người lính tự chế tạo hay mua lấy vũ khí cho riêng họ, nhưng bù lại samurai sẽ được miễn thuế và miễn các trách nhiệm công dân.
Đầu thời Heian (平安時代 (cuối thế kỷ thứ 8 và đầu thế kỷ thứ 9), Thiên hoàng Kammu dựa vào các lãnh chúa địa phương và phong chức Seiitaishogun (征夷大将軍, Chinh di Đại tướng quân) hay gọi tắt là shogun (tướng quân) cho – họ có đội gia nhân giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, đánh giáo, kiếm,... để đàn áp quân nổi loạn. Dù các bộ hạ của shogun ít nhiều có học nhưng triều đình coi họ chỉ là những võ phu (vô học).
Khi Thiên hoàng Kammu giải tán quân đội triều đình thì nạn trộm cướp ngày càng tăng, các thị tộc bắt đầu tuyển mộ những người tha hương, huấn luyện họ kỹ càng về võ thuật để trở thành đội lính canh (thị vệ) thiện chiến. Một số thị vệ có nhiệm vụ hộ tống các quan thu thuế - chỉ hiện diện của họ cũng đủ cho vị quan thu thuế này an toàn trước bọn trộm cướp, họ được gọi là những "samurai" (thị vệ có vũ trang), lực lượng samurai nhanh chóng trở thành một thế lực vũ trang độc quyền với những hợp đồng bảo vệ, các cuộc hôn nhân vì mục đích chính trị,.. họ dần giành được thế lực trong giới chính trị, và cuối cùng còn qua mặt cả giai cấp quý tộc truyền thống.
Một số thị tộc ban đầu chỉ là những nông dân, cầm vũ khí bảo vệ mình và chống lại các quan cai quản nơi họ sống và thu thuế nặng nề; mặt khác, các thị tộc này đã liên minh để có thể bảo vệ nhau trước các thị tộc khác có thế lực hơn. Giữa thời Heian, họ tổ chức và vũ trang giống như quân đội và ban hành lệ riêng gọi là Bushido (武士道, võ sĩ đạo). Bấy giờ, để được trọng dụng với tư cách samurai, phải có học thức, võ thuật và trách nhiệm với quốc gia.
Năm 1274, triều Nhà Nguyên do Mông Cổ thành lập ở Trung Quốc đã phái một lực lượng khoảng 40.000 người và 900 tàu đến xâm chiếm Nhật Bản ở phía bắc Kyūshū. Nhật Bản chỉ tập trung 10.000 samurai để đáp ứng mối đe dọa này. Quân Nguyên đã bị quấy rối bởi những đội samurai như những cơn bão lớn và gây gây thương vong nặng nề cho quân Nguyên xâm lược .
Sau thế kỷ 11, phần lớn các samurai là người có học thức, giáo dục - "văn võ song toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một".
Kể về về cái chết của Taira no Tadanori, một kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất, có lời nhận xét: "Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ tiếc thương cho ông mà thốt lên rằng, 'Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông kiếm thuật và văn thơ, văn võ song toàn'.". Tiêu chí “văn võ song toàn” từ giới samurai (thế kỷ 11) đã tồn tại và phát triển. NHưng "văn" là gì ?.
Văn (文), tiếng Trung, là lễ tiết, nghi thức, dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp rõ rệt (như: “văn minh” 文明, “văn hóa” 文化). Tính chất hòa nhã, ôn nhu, lễ độ (“văn nhã” 文雅 đẹp tốt, lịch sự, “văn tĩnh” 文靜 ôn hòa). Pháp luật, điều khoản luật pháp: 文章 Luật pháp.
Năm 1274, triều Nhà Nguyên do Mông Cổ thành lập ở Trung Quốc đã phái một lực lượng khoảng 40.000 người và 900 tàu đến xâm chiếm Nhật Bản ở phía bắc Kyūshū. Nhật Bản chỉ tập trung 10.000 samurai để đáp ứng mối đe dọa này. Quân Nguyên đã bị quấy rối bởi những đội samurai như những cơn bão lớn và gây gây thương vong nặng nề cho quân Nguyên xâm lược .
Samurai của tộc Shōni tập hợp lại để bảo vệ chống quân Nguyên (1274)
Samurai tại Hakata chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ lần thứ hai.
Moko Shurai Ekotoba, (蒙古 襲来 詞) c. 1293
Sau thế kỷ 11, phần lớn các samurai là người có học thức, giáo dục - "văn võ song toàn" (bun bu ryo do), hay "bút và kiếm là một".
Kể về về cái chết của Taira no Tadanori, một kiếm khách và nhà thơ kiệt xuất, có lời nhận xét: "Dù là bạn hay kẻ thù, ai cũng phải nhỏ lệ tiếc thương cho ông mà thốt lên rằng, 'Tiếc thay! Tadanori là một vị tướng vĩ đại, tinh thông kiếm thuật và văn thơ, văn võ song toàn'.". Tiêu chí “văn võ song toàn” từ giới samurai (thế kỷ 11) đã tồn tại và phát triển. NHưng "văn" là gì ?.
CHỮ VĂN 文
Văn (文), tiếng Trung, là lễ tiết, nghi thức, dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp rõ rệt (như: “văn minh” 文明, “văn hóa” 文化). Tính chất hòa nhã, ôn nhu, lễ độ (“văn nhã” 文雅 đẹp tốt, lịch sự, “văn tĩnh” 文靜 ôn hòa). Pháp luật, điều khoản luật pháp: 文章 Luật pháp.
Theo William Scott Wilson trong quyển Lý tưởng của Samurai: "Mỗi người lính trong tác phẩm Heike Monogatari đều là chân dung tiêu biểu của các chiến binh có học thức..." và Heike Monogatari như là một tấm gương cho đời sau noi theo. William Scott Wilson (sinh năm 1944, Nashville, Tennessee ) dịch một số tác phẩm của văn học Nhật Bản , chủ yếu là những tác phẩm liên quan đến truyền thống võ thuật của đất nước đó. Ông được Hiệp hội dịch giả văn học Mỹ (ALTA) công nhận là "dịch giả hàng đầu của các văn bản Samurai cổ điển". Wilson cũng được mô tả là chuyên gia hàng đầu thế giới về triết lý Bushido của chiến binh. Ông từng là Chuyên gia lãnh sự cho Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Seattle (1980) - Đứng đầu bộ phận thương mại và tư vấn cho lãnh sự về các vấn đề chính trị và kinh tế.
Theo giáo sư Michael Weissberg của Đại học Quốc tế Florida, "William Scott Wilson có thể là học giả quan trọng nhất trong lĩnh vực văn bản thời Edo của Nhật Bản trong thế kỷ trước". Wilson đã mang tư tưởng, triết học và chiến thuật lịch sử của Trung Quốc và Nhật Bản sang phương Tây trong các bản dịch của ông về văn học Đông Á nổi tiếng. Có thể ghé thăm William Scott Wilson tại http://williamscottwilson.net/
Rất lâu trước khi xuất hiện lớp samurai nổi tiếng, các chiến binh Nhật Bản đã được huấn luyện kỹ lưỡng để sử dụng kiếm, giáo và phụ nữ đã học cách sử dụng naginata , kaikenvà nghệ thuật tantojutsu trong trận chiến. Việc huấn luyện như vậy đảm bảo sự bảo vệ trong các cộng đồng thiếu các chiến binh nam. Một phụ nữ như vậy, sau này được biết đến là Jingpress (khoảng 169 - 269 sau Công nguyên), bà được công nhận onna bugeisha, đã lãnh đạo một cuộc xâm lược Triều Tiên vào năm 200 sau khi chồng là vua Ch Emperorai, hoàng đế thứ 14 của Nhật Bản, bị giết trong trận chiến.
Theo truyền thuyết, bà đã lãnh đạo một cuộc chinh phạt của Hàn Quốc tại Hàn Quốc mà không rơi một giọt máu. Bất chấp những tranh cãi xung quanh sự tồn tại và thành tựu của bà là một ví dụ về toàn bộ bunaisha onna. Năm 1881, Hoàng hậu Jingū trở thành người phụ nữ đầu tiên được xuất hiện trên tờ tiền giấy của Nhật Bản.
Trong tiếng Nhật, từ Samurai ghép bởi chữ Nhân (người) đứng trước chữ Tự (đền, phủ quan) chỉ là người hầu. Trong quân sự, có thể gọi Samurai là thị vệ, cận vệ. Muốn trở thành Samurai thì phải đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự qua tập luyện kiếm cung từ nhỏ. Cùng với luyện võ, một số Samurai còn thực hành trà đạo, thi ca và hội họa và tinh thần Shin Do (Thần đạo - tôn giáo thờ thần), các quy tắc đạo đức Bushido đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của những samurai bushido này. Tất nhiên không phải Samurai nào cũng đủ điều kiện để có kiến thức, kỹ năng, thái độ Bushido nhưng mọi samurai đều coi trọng sự trung thành – can đảm – danh dự.
Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính.
Samurai được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki).
Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính.
Các loại áo giáp và vũ khí (1880)
Các loại áo giáp và vũ khí (1890)
Mặt khác, tư tưởng Phật giáo, nhất là tinh thần an nhiên của Thiền tông vốn chuộng sự đơn giản và tĩnh lặng cũng tạo cho các samurai sự bình tĩnh và bình thản trước mọi tình huống. giúp cho samurai nhìn nhận sự sống chết cũng đơn giản, nhẹ nhàng như đời sống của hoa Anh Đào. Anh Đào nở bung ra ít ngày, rồi một trận gió thổi qua hay một trận mưa xuân nhẹ đến, từng cánh anh đào mỏng manh nương theo làn gió lìa hoa, lìa cành.
Samurai tự ví đời sống mình đẹp như đời sống của đóa hoa anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau, xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi. Cái chết đối với người Samurai (với tinh thần và kỹ năng võ sĩ đạo) nhẹ như bông (nhưng chết trong danh dự hay chết trong ô nhục mới là vấn đề then chốt).
Seppuku là một hình thức tự sát được xem là danh dự, đây là một phần truyền thống võ sĩ đạo, một phần mà những kiếm sĩ không thể từ chối. Hara-kiri cũng là một hình thức tự sát tương tự, đúng nghĩa của nó là mổ bụng. Seppuku được tiến hành ở ngoài chiến trường, bằng một nghi lễ đặc biệt, tất cả mọi người đều có thể tham dự và chứng kiến. Một khi samurai đã tự mổ bụng mình, liền tiếp theo đó là đầu rơi. Chết như vậy đối với các võ sĩ đạo là một vinh quang - chứng minh lòng trung thành với chủ.
Sau khi triều đại Meiji phục hưng (Minh hoàng Thiên trị, 1868-1912), những nguyên tắc võ sĩ đạo Samurai được duy trì và rèn luyện trong quân đội Nhật hoàng cho đến năm 1945. Ảnh hưởng này đã khống chế nhiều binh sĩ Nhật. Áp dụng nguyên tắc của người võ sĩ đạo trong Thế Chiến thứ II, không phản bội Tổ quốc, trung thành với Nhật hoàng nên họ đã tự sát trong danh dự để không bị bắt, đầu hàng hoặc trở thành tù nhân. Truyền thống này sau đó đã không được các quan cao cấp trong nhiều triều đại của Nhật ủng hộ. Kể từ năm 1603, và một lần nữa vào năm 1663 thực hiện Seppuku đã bị cấm.
Tuy vậy, hiện tượng tự sát vẫn không dứt hẳn… Ý nghĩ tự sát trong danh dự là cách giải thoát lý tưởng của nhiều người Nhật trong xã hội hiện đại. Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có nhiều vụ tự sát. Họ tự sát có thể vì thất bại công việc làm ăn trên thương trường hoặc chỉ vì thi rớt. Yukio Mishima, một nhà văn lỗi lạc của Nhật đã chọn cách tự sát theo cung cách samurai/võ sĩ đạo vào năm 1970 để cảnh tỉnh người Nhật về nguy cơ xâm chiếm của văn minh Âu Mỹ. Người Nhật vẫn là một dân tộc có những đặc điểm kỷ luật mà các dân tộc khác khó có thể sống như họ được. Họ vẫn có được môt tinh thần trách nhiệm cao đối với xã hội.
VÕ SĨ ĐẠO
Võ sĩ đạo (tiếng Trung 武士道;.tiếng Nhật: 武士道 | Bushidō) là những QUY TẮC ĐẠO ĐỨC (tốt, đẹp) mà các võ sĩ ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Nói cách khác, võ sĩ đạo là những quy tắc đạo đức của võ sĩ (từ "võ nhân" đến "võ sĩ" có nhiều điều khác nhau - ở chữ "sĩ").
Theo văn hóa Nhật, Quy tắc đạo đức của (người) võ sĩ gồm 7 điều sau::
Hakama vốn được sử dụng để bảo vệ đôi chân của kỵ sĩ khỏi vướng những bụi cây - như đôi quần da của những cao bồi.
Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.
Về từ Bushido ngày nay có hai nghĩa (1. chỉ một tư tưởng có thật vào thời trung cổ và thời cận đại của Nhật Bản; 2. chỉ bản sắc của Nhật Bản khi so sánh với các nước khác).
CHỮ SĨ 士
Ghép chữ thập và chữ nhất (thập trên nhất dưới) với ý: 1 người có thể đãm đương công việc của 10 người thì đáng được tôn quý là (bậc) sĩ. Chữ sĩ dùng để tôn xưng người có phẩm hạnh, tài nghệ riêng (như: “dũng sĩ” 勇士, “hộ sĩ” 護士, “bác sĩ” 博士, “thạc sĩ” 碩士; mĩ xưng đối với người khác (“nữ sĩ” 女士, “nhân sĩ” 人士) người nghiên cứu, người có học vấn; Sĩ thuộc quý tộc - bậc thấp (các bậc: “thiên tử” 天子, “chư hầu” 諸侯, “đại phu” 大夫, “sĩ” 士 và “thứ nhân” 庶人). Binh lính (giáp sĩ” 甲士 quân mặc áo giáp, “chiến sĩ” 戰士 lính đánh trận).
Theo văn hóa Nhật, Quy tắc đạo đức của (người) võ sĩ gồm 7 điều sau::
- 義 (Gi – Công lý): việc đánh giá danh dự và công lý đối với Samurai phải tuyệt đối rõ ràng, trắng là trắng mà đen là đen. Họ luôn đặt danh dự và lòng tự trọng lên trên tiền bạc, tự chủ được bản thân, không để những ham muốn cám dỗ làm sa ngã, tinh thần trượng nghĩa chống lại mọi thế lực xấu xa, tàn ác. Đối với họ, niềm tin không phải ở người khác, mà trong chính bản thân mình. Con người trung thực không bao giờ sợ sự thật.
- 仁 (Jin – Nhân từ): Có thể nói đây là thuộc tính cao nhất của tinh thần. Đó là sự từ bi cho người khác. Sự cảm thông và bao dung, độ lượng, có thể chấp nhận mọi bất đồng kể cả kẻ thù của mình. Lòng nhân từ có thể cuốn trôi bất cứ điều gì cản trở sức mạnh dưới sự ảnh hưởng của nó, cũng giống như sức mạnh của nước có thể dập tắt lửa. Sức mạnh của Samurai là để dùng cho lợi ích chung chứ không phải những toan tính , vụ lợi hay hận thù cá nhân.
- 勇 (Yu – Can đảm): Việc trốn tránh nguy hiểm đối với các võ sĩ thì thà cho họ chọn cái chết. Samurai phải có tinh thần của một người anh hùng, nhưng không phải là sự hy sinh mù quáng, Samurai sáng suốt và mạnh mẽ, họ lấy sự tôn trọng và thận trọng thay thế nỗi sợ. Cái chết cho một nguyên nhân không xứng đáng được gọi là cái chết của một con vật. “Đó là sự can đảm thật sự để sống khi đáng sống, và chỉ chết khi thật sự phải chết”. Người Nhật nói chung có triết lý rằng “nếu chết thì phải chết đẹp”, đẹp ở đây không phải là ở hình thức mà là sự trong sạch của tâm hồn. Tinh thần võ sĩ đạo coi trọng cái chết, họ luôn quan niệm rằng “một cái chết có ý nghĩa, hơn là một cuộc sống vô nghĩa”. Bởi cuộc đời họ tựa như sự rực rỡ ngắn ngủi của hoa anh đào như đã nói ở trên là như vậy.
- 礼 (Ray – Tôn trọng): Samurai quan niệm: “Hình thức lịch sự cao nhất là sự tôn trọng”. Vậy nên mọi hành động phải xuất phát từ sự thông cảm và tôn trọng lẫn nhau. Họ không cần thiết phải tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của mình. Ngay cả với kẻ thù độc ác nhất các Samurai cũng phải lịch sự. Nếu không có phẩm chất này, họ nghĩ mình sẽ không hơn gì một con thú.
- 誠 (Makoto – Sự chân thành): Không cần phải nhiều lời, không cần hứa gì thêm. Samurai đã nói là làm, không gì khác có thể cản trở.Những gì Samurai nói ra sẽ được đảm bảo thực hiện.
- 名誉 (Meyё – Danh dự): Ý thức về nhân phẩm là giá trị cốt lõi trong mỗi con người, “Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây mà theo thời gian, thay vì giúp cây phát triển lại làm cho nó còi cọc hơn”. Với các Samurai, người duy nhất được phán xét ta là “chính ta”, nên những hành động của bạn phải thể hiện chính con người của bạn và luôn được đánh giá cẩn trọng.
- 忠義 (Chu gi – tận tâm): Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà một võ sĩ phải có. Trong cuộc xung đột giữa lòng trung thành và tình cảm các võ sĩ không bao giờ có được sự lựa chọn nào khác ngoài lòng trung thành. “Một samurai buộc phải đấu tranh với trí tuệ và lương tâm của mình bằng cách thể hiện sự trung thành”. Samurai tự chịu trách nhiệm cho mỗi một hành động của mình bằng tất cả sự trung thành, không ích kỷ, trung thành với lãnh tụ của mình, và là tấm gương cho cấp dưới noi theo.
Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.
Theo nghĩa thứ hai: trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất. Trong chiến đấu, nếu chết, vui chọn kiểu "chết đẹp" khi giao chiến.
CHỮ ĐẠO
道
12 PHƯƠNG CHÂM - TU DƯỠNG & HÀNH XỬ CỦA VIỆT VÕ ĐẠO SINH
CÁC NGUỒN
NGUYÊN LÝ VỀ LẼ SỐNG CỦA HƯỚNG ĐẠO SINH
Nguyên lý (những luật cơ bản và niềm tin) cần tuân thủ để đạt mục đích. Nguyên lý ứng với quy tắc ứng xử mang nét đặc thù của Hướng đạo sinh dựa trên ba bổn phận:
1. Với tâm linh - mối quan hệ với những giá trị tinh thần trong cuộc sống”,
2. Với tha nhân” - mối quan hệ của một người với xã hội theo nghĩa rộng nhất
3. Với bản thân
Cụ thể:
Cụ thể:
*Bổn phận với tâm linh (Duty to God):
1. Tuân thủ những nguyên lý tâm linh,
2. Trung thành với tôn giáo thể hiện những nguyên lý ấy
3. Chấp nhận những trách nhiệm tâm linh.
God không chỉ là tôn giáo (đạo) tin có duy nhất Đấng Tạo hóa (Thượng đế) mà còn bao gồm các tôn giáo đa thần và những tôn giáo không có một “thượng đế” cá nhân (Phật giáo)
2. *Bổn phận với người khác (tha nhân)
2.1. Trung thành với quốc gia của mình,
2.2. Hài hoà với việc cổ suý hòa bình, cảm thông và hợp tác tại địa phương, quốc gia và quốc tế.
2.3. Tham gia vào sự phát triển xã hội, công nhận và tôn trọng nhân phẩm của người khác với sự toàn vẹn của thế giới thiên nhiên.”
Chúng ta nên cẩn thận khi hướng dẫn tinh thần yêu nước vào lòng thanh thiếu niên. Tinh thần yêu nước ấy phải vượt trên tình cảm hạn hẹp dành riêng và thường dừng lại ở đất nước của chính mình, từ đó thường gây ra ghen tị và thù hận trong việc giao tiếp với người khác. Tinh thần yêu nước của chúng ta là lòng yêu nước cao quý, khoáng đạt, chấp nhận sự công bằng và hợp lý trong những yêu cầu của người khác và đưa đất nước chúng ta vào khối thân hữu với các quốc gia khác trên thế giới. Bước đầu tiên để đạt mục đích này này là phát triển hòa bình và thiện chí trong biên giới riêng của chúng ta, bằng cách tập luyện trẻ của chúng ta, cả nam lẫn nữ, thực hành lối sống hài hoà, hợp tác, thân ái như một thói quen; như thế lòng ghen ghét giữa thị xã này với quận lỵ khác, giai cấp này chống lại giai cấp khác và giáo này phái chống lại tôn giáo kia sẽ không thể tồn tại; và sau đó mở rộng tình cảm tốt đẹp này ra ngoài biên giới, hướng tới hàng xóm láng giềng của chúng ta …”
Kể từ khi thành hình, Hướng đạo đã coi trọng việc đề xướng tình anh em và sự hiểu biết trong tập thể người trẻ của mọi quốc gia. Những cuộc họp bạn quốc tế giữa giới trẻ chỉ là biểu hiện dễ thấy nhất của những phương tiện dùng để đạt được mục tiêu này. Mục đích sẽ đạt được ở mực độ sâu sắc hơn qua sinh hoạt thường xuyên của chương trình Hướng đạo, .
Mệnh đề thứ hai ‒ “Tham gia vào việc phát triển của xã hội …” ‒ thể hiện một cách toàn diện nguyên lý căn bản, giúp ích tha nhân (người khác) trước tiên là một phần đóng góp vào sự phát triển của xã hội; thứ hai, sự phát triển này không phải thế nào cũng được mà (giúp ích) phải đặt cơ sở trên sự tôn trọng nhân phẩm của con người và sự toàn vẹn của của thiên nhiên. Tôn trọng phẩm giá của con người nghĩa là mọi hành động và sinh hoạt Hướng đạo phải dựa vào nền tảng tôn trọng con người. Với sự toàn vẹn của thế giới thiên nhiên, Hướng đạo sinh thể hiện bằng bảo tồn thiên nhiên, nhấn mạnh rằng không gian sinh tồn của loài người và các sinh vật trên trái đất tạo thành một sinh thái toàn vẹn, một hệ thống tương sinh, và mọi tổn thương đến bất kỳ bộ phận nào đều gây ảnh hưởng giây chuyền đến toàn bộ hệ thống. Con người không thể khai thác tài nguyên thiên nhiên quá trớn, làm tổn hại đến sự cân bằng và hài hòa của thế giới thiên nhiên. Ngày nay khái niệm này gọi là Phát triển Bền vững (Sustainable Development).
3. Bổn phận với bản thân
Hướng đạo sinh không chỉ có “Bổn phận với tâm linh tín ngưỡng” và “Bổn phận với tha nhân”, mà còn phải chịu trách nhiệm phát triển năng lực (và tiềm lực) của chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét