ĐÒN, THẾ, CHIÊU, THỨC
BÀI TẬP
- Chị (anh) xem ảnh số (7), (8), giải thích và đặt tên cho động tác này (bằng tiếng Việt)
- Mô tả và so sánh ảnh (2) và (6)
- Đặt một số tên cho động tác ở ảnh (3) và mô tả diễn biến động tác theo từng tên đó.
- Đặt một số tên cho động tác ở ảnh (1) và mô tả diễn biến động tác theo từng tên đó.
ĐÒN:
Danh từ chỉ kiểu dùng một bộ phận thân thể để đánh trực tiếp vào thân đối phương. Tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa "đòn" với những cách khác nhau: thụi (tới trước), thúc (về sau, ra ngoài), gõ, đập (xuống), chặt (xuống), chém (xuống, vào, ra, xéo), vớt (lên), nện (xuống), dộng (xuống), tát (vào), vung (ra), cắm (xuống), chọc (trước, sau), xỉa, bóp, siết, khóa, vỗ, điểm, móc, quét, dậm, chấn,...
Đòn có tên bằng tiếng Việt, phiên âm (Hán - Việt; Nhật, Hàn,...tùy gốc võ phái)
THẾ:
Trong 30 chữ có âm Hán Việt là "thế", chỉ 1 chữ liên quan "thế võ" đó là 势.
Chữ này có các nghĩa:
Thế lực, quyền lực, sức mạnh (“hỏa thế” 火勢 sức mạnh của lửa, “thủy thế” 水勢 sức của nước, “phong thế” 風勢 sức của gió)
Chữ này có các nghĩa:
Thế lực, quyền lực, sức mạnh (“hỏa thế” 火勢 sức mạnh của lửa, “thủy thế” 水勢 sức của nước, “phong thế” 風勢 sức của gió)
thủ thế 手勢 dáng cách dùng tay biểu đạt ý tứ, thủ pháp đánh đàn - (khác với thế thủ)
姿勢 Tư thế, dáng điệu, dáng bộ, v.v.
Nghĩa chính ở đây là "tư thế, dáng bộ" và chữ này dùng khi:
- Tả (một) đòn cần có tên đòn (mô tả động tác, dáng điệu, bộ dáng khi ra đòn) nhằm giúp người đọc tên đòn, đọc bài thiệu, sắp đi quyền sẽ diễn quyền (ra đòn) đúng tư thế, đúng thái độ, đúng tinh thần (tâm thế, tâm pháp) như tác giả yêu cầu. Ví dụ: gọi tên đòn là "đấm lao" sẽ khó giải thích là "lao vào - từ phía trước, từ bên trái, từ bên phải" hay "lao xuống"; nếu tên đòn là "đấm lao xuống hoặc "điểu qui sào" (chim về tổ) sẽ giúp người tự tập hiểu là "lao (từ trên) xuống" như con chim đáp xuống tổ của nó. Điều này càng dễ nhận ra nếu học đòn theo hình (vẽ) hoặc ảnh (chụp) - Ví dụ: ngắm 1 tấm ảnh ghi tên đòn là "đánh bật - gõ" sẽ nhầm với đòn "múc cao", nhưng nếu tên đòn ghi là "đả bích quyền" (gõ nắm đấm vào tường) thì cái "thế - tư thế, bộ dáng" đòn này rõ ràng hơn.
(1)
- Đặt tên, ghi tên (một) đòn - để nêu tư thế, thái độ (bên ngoài), tinh thần (bên trong - tâm thế, tâm pháp); khi cùng hiểu cách ra đòn thì có thể dùng chung tên đòn và tên thế - dùng tên (một) thế, chiêu để chỉ (một) đòn và ngược lại.
- Tên thế không chỉ để chỉ 1 bộ phận ra đòn (nắm đấm, cạnh bàn tay, cùi chỏ,...) mà còn nêu các yêu cầu liên quan. Vĩ dụ tên thế "ô nga triển dực" (ngỗng ác đập cánh) gồm các yêu cầu: "triển dực" = đập cánh vào = đánh chỏ vào (mặt); chữ ô 惡 (dữ, ác, độc, giận) không chỉ nói đến sự ác dữ mà còn nêu một yêu cầu khi tung đòn (chỏ vào trên mặt) này là kèm động tác cài (móc dưới gót chân) để chặn bước lùi của đối thủ - yêu cầu của "ô nga triển dực" là phía bị đòn sẽ ngã ngữa đập gáy xuống đất. Nếu chỉ ghi gọn là "uýnh chỏ" thì chưa rõ yêu cầu, ghi đủ "chỏ vào mặt có cài gót chân" vừa dài vừa kém thi vị.
- Tên thế có thể không để chỉ đòn (đánh) mà còn để ghi bộ pháp, tư thế, dáng vẻ, không chỉ riêng rời mà có thể ghép vào câu thiệu bài quyền (như câu thiệu thứ 7 của Lão Mai quyền gồm "Lão hầu [hồi], thối tọa, liên ba biến"). Việc diễn giải khi diễn thiệu, phân thế còn nhiều điều thú vị (như "Lão hồi, thối tọa, liên ba biến" được giải thích "Lão già trở về, lui lại ngồi xuống, hoa sen tàn" hoặc "Khỉ già núp lóng một khi. Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên"; giải "Lão già" hay "Khỉ già" có thể chấp nhận, bảo "núp lóng = ngồi xuống" cũng có thể chấp nhận, nhưng cho "liên ban biến" vừa có dáng "vụt chồm như sóng đánh lên" vừa có phong thái "búp sen tàn"là chưa rõ ràng.
- Ghi NGHĨA là để diễn Ý- không nhất thiết xài phiên âm Hán Việt; tuy nhiên giữa tên thế võ là "đấm bật vào tường", "chim bay về tổ",...so với "điểu quy sào", "đả bích quyền" cũng khác nhau về thanh điệu - một trong những tiêu chí về cái đẹp của thuật ngữ, cụm từ.
CHIÊU
THỨC
式 phép tắc, cách thức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét