LƯỢC SỬ VÕ VIỆT
VÕ VIỆT
Võ Việt, Võ Đạo Việt Nam, Việt Võ Đạo, võ thuật cổ truyền Việt Nam, Vovinam là tác phẩm của một dân tộc kiên cường qua suốt chiều dài lịch sử tranh đấu để xác định và giữ gìn bản sắc của mình.
Từ khi thành lập bởi vua Hùng Vương, năm 2879 trước công nguyên, Võ Việt trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài và trưởng thành khổ ải để trở thành một môn Võ kết hợp truyền thống và hiện đại.
ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
- 2897 – 111 trước C.N (công nguyên) : hình thành kỹ thuật cơ bản.
- 2879 trước C.N: Võ Việt đã cùng các vua Hùng phát triển theo dân tộc Việt qua suốt các trận chiến giữ gìn bờ cõi. Trước sức mạnh của phương Bắc (Trung quốc) và bất chấp các thế lực ngoại xâm, Việt Nam đã duy trì được bản sắc của mình bằng cách sử dụng Võ trong các trận du kích. Trong nhiều thế kỷ, các dân tộc Việt Nam đã luôn phải đối mặt với những cuộc chiến chống lại người hàng xóm bành trướng. Nhờ đó, họ đã biết cách thích nghi với tất cả các tình huống chiến đấu giáp lá cà. Chiến đấu chống lại một kẻ thù chiếm đóng ngay trên lãnh thổ của mình, quân du kích phải thể hiện sự mau lẹ, hiệu quả và bí mật bằng cách lợi dụng thiên nhiên để tấn công và gây sự bất ngờ. Lịch sử của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc đóng một vai trò quyết định vì nó đã đánh dấu và làm phong phú Võ Việt, đặc biệt là tích hợp dần dần các loại vũ khí (ban đầu là các loại dao, kiếm, côn gậy, thiết lĩnh, tiếp đó là các loại vũ khí cao cấp hơn như Đại đao), và các kỹ thuật như đòn chân kẹp thân, kẹp cổ (mà ngày nay Vovinam-Việt Võ Đạo được kế thừa trực tiếp từ di sản chiến đấu này).
- 111 trước C.N – 936 : Phát triển các lý thuyết đặc trưng của với một ảnh hưởng mang đậm tính nghệ thuật quân sự.
- 936 – 1527 : đỉnh cao của võ thuật Việt Nam với sự phong phú của nhiều võ phái cổ truyền (gia đình, gia tộc, địa phương), sự tinh tế về kỹ thuật, đặt nền tảng triết học.
- 1527 – 1802 : chia rẽ sự truyền bá và giảng dạy.
- 1802 – 1938 : suy yếu về luyện tập.
- Từ năm 1938 - 1975: canh tân và phát triển trên phạm vi quốc tế của Vovinam duới sự lãnh đạo của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, người đã thái dụng kỹ thuật nhiều võ phái và hệ thống hoá di sản võ Việt .
- 1975 đến nay: toàn cầu hoá Vovinam là biểu hiện độc đáo về sự phát triển rộng rãi và phổ quát của Võ Việt nói chung và Vovinam - Việt Võ Đạo nói riêng.
https://paris.vovinam.fr/vi/vovinam-vietvodao/lich-su-vovinam-vvd.html
Vovinam - Việt Võ Đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Việt Nam và khai sáng năm 1938. Ông lấy môn võ, môn vật và đạo lý sống cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt để nghiên cứu và thâu góp tinh hoa của các võ phái cổ kim trên thế giới để đi đến hình thành môn võ riêng biệt lấy tên là "VOVINAM", được hiểu là "Võ Việt Nam" và cũng để cho người ngoại quốc dễ đọc dễ nhớ. Vậy muốn tìm hiểu võ thuật và võ đạo của môn phái này, chúng ta hãy quan sát hành trình sáng tạo môn phái Vovinam của ông Nguyễn Lộc đi từ võ cổ truyền Việt Nam .
Võ học cổ truyền Việt Nam
Căn cứ vào lịch sử tranh đấu Việt Nam, võ kinh hay võ trận là trọng yếu trong võ học cổ truyền Việt Nam sau đó mới đến võ lâm.
Võ kinh hay võ trận
Võ trận là nền tảng của các kỳ thi tuyển chọn võ quan. Đó là loại võ ta được các triều đại vua chúa xưa đúc kết lại để huấn luyện binh sĩ và tuyển lựa võ tướng bằng khảo thí cùng với binh thơ, đồ trận, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi. Vài thí dụ võ trận như:
Ðánh Gậy (roi, hèo, trượng, tiên hay côn) là môn võ cổ truyền rất thông dụng từ thời Phù Đổng Thiên Vương dùng gậy tre phá giặc. Thuật đấu dáo được Lý thường Kiệt dùng dáo chiến thắng giặc Tống ở sông Như Nguyệt,
Thời nhà Lê, (theo Lê triều tạo sĩ đăng khoa lục) 3 môn thi chính :1) cử trọng, 2) côn, quyền, đao, bài, kiếm, thuẫn khiên mộc, 3) bắn súng ô thương.
Các võ sinh còn qua các môn thi :
1. Hỏi 10 câu trong các sách binh thư,
2. cưỡi ngựa đấu giáo, đấu kiếm, bắn cung, ném lao (phóng thủ tiễn), đấu khiên đánh mộc (1) ...
3. Sát hạch về binh thư, bài binh bố trận, kế hoạch chiến đấu.
Ðến thời nhà Nguyễn, thi hương lấy cử nhân võ có sách quả tạ, múa đoản đao, khiên lăn, giáo dài, thi múa côn quyền theo điệu Ngũ Môn, Trực thủ, Ô du. Các bài thi võ cổ truyền nổi tiếng như Ngọc Trản, Ngũ Môn côn, Lão Mai... Còn thi hội, thí sinh phải biết xử dụng thập bát ban võ nghệ (cung, nỏ, súng, đao, kiếm, mâu, thuẫn, phủ, việt, kích, roi, giản, qua, thủ, xua, bà đẩu, miên thăng, thao sách, bạch đá). Sau khi trúng tuyển tú tài, cử nhân và tiến sĩ võ khoa (Tạo sĩ), các tân khoa phải thi phần phúc hạch hỏi 3, 4 câu ở sách võ kinh (Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo, Hổ Trướng Khu Cơ của Ðào Duy Từ) và Tứ Tử ( sách binh thư của Tôn Tử, Ngô Tử, Tư Mã Phá và Uất Liên Tử) để chứng tỏ khả năng trong cách dùng binh pháp đánh giặc mà trong sách võ kinh đã ấn định. Cả võ kinh và võ lâm đều bao gồm đủ các môn: quyền cước, binh khí, vật và công phu.
Võ lâm
Võ lâm là loại võ phổ biết trong nhân dân được chia ra làm hai loại chính: "Võ Ta" xuất xứ từ Việt Nam và "Võ Tàu" du nhập từ Trung Hoa.
Võ ta
Võ ta là các môn võ do chính con người Việt Nam sáng tạo phát triển suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vào Nam, tạo nên những vùng đất võ khá nổi tiếng như: Yên Thế ở Bắc bộ, Bình Định ở Trung bộ, Tân Khánh Bà Trà ở Nam bộ... Tuy vậy, võ ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những bài quyền, bài binh khí giống nhau từ tên gọi, bài thiệu (tức những câu thơ chỉ tên đòn thế trong bài) cho đến các đòn thế kỹ thuật chính yếu trong bài. Chẳng hạn như các bài: Ngọc Trản Quyền, Lão Mai Quyền, Siêu Xung Thiên...
Quyền cước của võ ta bao gồm những đòn tay, đòn chân tấn công hay phòng thủ, cộng với việc sử dụng các bộ phận khác của cơ thể như: đầu, vai, hông, mông... theo chiều hướng khác nhau để tạo thêm hiệu quả. Hầu hết các môn võ ta đều có những bài tập tổng hợp toàn bộ các căn bản nói trên gọi là bài quyền (hay quờn, thảo) theo từng trình độ thấp lên cao.
Binh khí của võ ta rất phong phú, có đủ loại trường đoản khác nhau và cũng có 18 loại binh khí giống như võ Tàu. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng binh khí của võ ta xem ra nhiều hơn 18 loại (2), trong đó có nhiều loại khá đặc sắc như: sợi dây thừng, chiếc khăn dài...
Võ ta còn có môn vật dùng làm nền tảng cho sáng tác nhiều thế võ Vovinam. Môn Vật có từ thời tiền sử như đô vật Lý Ông Trọng thờ ở Chèm, Đô Lỗ, Ðô Nồi (257-207 trước tây lịch) được thờ phụng tại Cổ Loa. Ðô Chính ra giúp hai Bà Trưng được vinh tôn Thần Hoàng làng Mai Động; Ðô vật Mạc Ðăng Dung đã cướp được ngôi nhà Trần. Hai đô vật nổi tiếng là tượng hai ông Đá Rãi được thờ ở đền Lý Bát Ðế thờ tám vị vua nhà Hậu Lý. Tại một số đền miếu đình, tượng đô vật được chạm trên gỗ.
Ðấu vật là một tục lệ truyền thống đề cao tinh thần thượng võ, dùng luyện sức so tài chọn người ra giúp dân giúp nước. Tại Bắc Việt, rất nhiều làng có Thày võ, lò võ, lò vật, mở Hội Vật. Môn vật có nhiều đòn miếng đặc trưng như kê, ngáng, đệm (3), vét, sườn tay trong, đánh gẩy... Chính dựa trên võ thuật cổ truyền và môn vật này của Việt Nam mà ông Nguyễn Lộc đã sáng tạo thành môn phái Vovinam.
Võ tàu
Võ tàu (Thiếu Lâm Nam và Bắc phái, Võ Đang, Nga Mi, Không Ðộng, Bạch Hạc, Bát Quái Chưởng...) cũng như tín ngưỡng (thờ Quan Công, cầu cơ thỉnh Tiên...) đã theo gót các lưu dân Hoa Kiều xâm nhập vào đồng bằng Cửu Long.
Lịch sử các môn phái võ Trung Hoa tại miền Nam bắt đầu từ năm 1673, Chúa Nguyễn cho phép 3000 binh sĩ với 50 chiến thuyền của các bại tướng nhà Minh vào định cư ở các vùng sau.
Binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, lên đồn trú ở Bàn Lăng xứ Ðồng Nai (4).
Binh sĩ Long Môn của Dương Ngạn Ðịch vào cửa Tiểu, cửa Ðại rồi đến vùng nước ngọt ở Mỹ Tho và định cư ở vùng Ba Giồng (5) rất thuận lợi làm canh nông. Tiếp theo, tướng Văn Trinh dẫn binh sĩ của Long Môn đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho (6).
Cũng trong thời kỳ này, người Hoa đến quy tụ tại Hà Tiên với Mạc Cửu để giao thương với ghe thuyền qua lại trong vịnh Thái Lan.
Từ thế kỷ XVI, áp lực nhân khẩu, loạn lạc đã thúc đẩy một số nông dân hoa kiều nhất là nông dân Tiều (7) đến định cư tại Bạc Liêu, Ba Xuyên, Cà Mau.
Trong dân gian, võ tàu được phân biệt theo quê quán bên Trung hoa của thày võ nên người ta hay nghe nhắc đến những danh từ như võ Tiều, võ Hẹ, võ Quảng, võ Hải Nam, võ Phúc Kiến,...
Cách sáng tạo Vovinam
Khi đến tuổi cắp sách đến trường, ông Nguyễn Lộc đã được một vị lão võ sư khai tâm về những thế võ và vật dân tộc. Đến khi khởi động ý tưởng xây dựng một môn phái võ thuật và võ đạo đặc thù của người Việt thì ông đã lấy đạo lý sống, môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt để tiến đến hình thành một môn phái qua cuộc hành trình sáng tạo.
Phương pháp sáng tạo Vovinam gồm 3 giai đoạn : quan sát, rút ưu khuyết điểm, hệ thống hóa.
Khởi đầu, ông ghi lại trên giấy các quan sát thế võ, các tìm tòi ưu khuyết điểm, so sánh thí nghiệm các thế võ, phân tích tổng hợp v.v. để đi đến những " thế " của Vovinam.
Quan sát
Ðịa điểm quan sát
Ông quan sát các sinh hoạt võ thuật tại các lò võ, dự khán những trận tỉ thí võ đài, trình diễn võ thuật, ... để rút tỉa những ưu khuyết điểm của các thế võ, mạn đàm cùng một số võ sư thời danh hầu tìm hiểu thêm các đòn thế hay, đẹp, hiệu quả của các môn võ Trung Quốc, Nhật, Xiêm (Thái Lan), Quyền Anh...
Quan sát người luyện võ
Thân thể người tây phương cao lớn, lanh lẹ tiến lui nên rất thích hợp với môn quyền anh. Người Nhật lùn, mập rất lợi thế trong lối giằng co nắm túm, quăng quật. Người Việt mảnh khảnh có đặc điểm lanh lẹ gan dạ, bền bỉ chịu đựng nên ông nghiên cứu sáng tạo các đòn thế thích hợp với thể tạng người Việt.
Sau khi quan sát, ông nhận thấy môn nào cũng có ưu điểm. Có môn thiên về cương, kỹ thuật cứng và mạnh; có môn thiên về nhu, kỹ thuật linh hoạt, khéo léo, uyển chuyển, ít dùng sức. Riêng các môn võ Việt Nam rất độc đáo, không theo cương hay nhu nhất định mà biến hóa, linh động tùy theo thể tạng mỗi người, mỗi địa phương. Từ hai sự kiện chính yếu Cương-Nhu trong võ thuật mà ông bắt đầu sáng tạo Vovinam thích hợp với người Việt.
Nhận xét ưu khuyết điểm
Khi nghiên cứu võ cổ truyền Việt Nam, Trung Hoa, kế đến các nền võ thuật đã và hiện có trên thế giới, ông Nguyễn Lộc ghi lại trên giấy tờ các tìm tòi, so sánh thí nghiệm, phân tích tổng hợp v.v. với mục đích-phân tích những ưu khuyết điểm để nhằm :
- bổ túc và chung hợp, đồng thời rút ra phương cách hóa giải hoặc khắc chế.
- Gạn lọc lấy tinh hoa của các môn phái để dung nạp và áp dụng,
- cải tiến nền tảng võ thuật Việt Nam bằng thông qua những bài bản xưa, đào sâu tinh nghĩa, kiện toàn các thế võ bằng óc sáng tác theo phương pháp của ông để đi đến những " thế " của Vovinam
Hệ thống hóa
Từ việc nhận ra thực chất của những kỹ thuật, bài võ đi đến việc nhận rõ giá trị đặc thù của từng môn võ, đồng thời đối chiếu với đặc điểm tâm lý và thể tạng của người Việt Nam, ông nhận thấy cần phải xây dựng một môn võ mang tính dân tộc, khoa học và hiện đại. Từ nhận xét đó, ông hệ thống hóa :
- các thế võ do ông sáng tạo ra thành một môn phái riêng đặt tên là Vovinam,
- phương pháp huấn luyện mới,
- Phân chia đẳng cấp theo trình độ võ thuật.
Từ đó, các võ sư kế truyền liên tục cải tiến hệ thống tổ chức khiến cho môn phái ngày một phát triển từ quốc nội lan tràn ra thế giới trên 40 quốc gia khác.
Thành quả
Trước hiện tượng phát triển không ngừng của Vovinam trên thế giới thì phải kể công đầu của các võ sư, sau đó chúng ta phải kể các sự kiện sau.
Ảnh hưởng phương pháp nghiên cứu của Sáng Tổ
Tính thực dụng,
Vận dụng các nguyên lý khoa học v.v.
Nhò vậy mà môn phái Vovinam đa dạng, phong phú mang nhiều nét đặc trưng
Ảnh hưởng phương pháp nghiên cứu của Sáng Tổ
Sáng tạo Vovinam - Việt Võ Đạo
Lạp Chúc Nguyễn Huy
Vovinam - Việt Võ Đạo do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Việt Nam và khai sáng năm 1938. Ông lấy môn võ, môn vật và đạo lý sống cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt để nghiên cứu và thâu góp tinh hoa của các võ phái cổ kim trên thế giới để đi đến hình thành môn võ riêng biệt lấy tên là "VOVINAM", được hiểu là "Võ Việt Nam" và cũng để cho người ngoại quốc dễ đọc dễ nhớ. Vậy muốn tìm hiểu võ thuật và võ đạo của môn phái này, chúng ta hãy quan sát hành trình sáng tạo môn phái Vovinam của ông Nguyễn Lộc đi từ võ cổ truyền Việt Nam .
Võ học cổ truyền Việt Nam
Căn cứ vào lịch sử tranh đấu Việt Nam, võ kinh hay võ trận là trọng yếu trong võ học cổ truyền Việt Nam sau đó mới đến võ lâm.
Võ kinh hay võ trận
Võ trận là nền tảng của các kỳ thi tuyển chọn võ quan. Đó là loại võ ta được các triều đại vua chúa xưa đúc kết lại để huấn luyện binh sĩ và tuyển lựa võ tướng bằng khảo thí cùng với binh thơ, đồ trận, nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi. Vài thí dụ võ trận như:
Ðánh Gậy (roi, hèo, trượng, tiên hay côn) là môn võ cổ truyền rất thông dụng từ thời Phù Đổng Thiên Vương dùng gậy tre phá giặc. Thuật đấu dáo được Lý thường Kiệt dùng dáo chiến thắng giặc Tống ở sông Như Nguyệt,
Thời nhà Lê, (theo Lê triều tạo sĩ đăng khoa lục) 3 môn thi chính :1) cử trọng, 2) côn, quyền, đao, bài, kiếm, thuẫn khiên mộc, 3) bắn súng ô thương.
Các võ sinh còn qua các môn thi :
1. Hỏi 10 câu trong các sách binh thư,
2. cưỡi ngựa đấu giáo, đấu kiếm, bắn cung, ném lao (phóng thủ tiễn), đấu khiên đánh mộc (1) ...
3. Sát hạch về binh thư, bài binh bố trận, kế hoạch chiến đấu.
Ðến thời nhà Nguyễn, thi hương lấy cử nhân võ có sách quả tạ, múa đoản đao, khiên lăn, giáo dài, thi múa côn quyền theo điệu Ngũ Môn, Trực thủ, Ô du. Các bài thi võ cổ truyền nổi tiếng như Ngọc Trản, Ngũ Môn côn, Lão Mai... Còn thi hội, thí sinh phải biết xử dụng thập bát ban võ nghệ (cung, nỏ, súng, đao, kiếm, mâu, thuẫn, phủ, việt, kích, roi, giản, qua, thủ, xua, bà đẩu, miên thăng, thao sách, bạch đá). Sau khi trúng tuyển tú tài, cử nhân và tiến sĩ võ khoa (Tạo sĩ), các tân khoa phải thi phần phúc hạch hỏi 3, 4 câu ở sách võ kinh (Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo, Hổ Trướng Khu Cơ của Ðào Duy Từ) và Tứ Tử ( sách binh thư của Tôn Tử, Ngô Tử, Tư Mã Phá và Uất Liên Tử) để chứng tỏ khả năng trong cách dùng binh pháp đánh giặc mà trong sách võ kinh đã ấn định. Cả võ kinh và võ lâm đều bao gồm đủ các môn: quyền cước, binh khí, vật và công phu.
Võ lâm
Võ lâm là loại võ phổ biết trong nhân dân được chia ra làm hai loại chính: "Võ Ta" xuất xứ từ Việt Nam và "Võ Tàu" du nhập từ Trung Hoa.
Võ ta
Võ ta là các môn võ do chính con người Việt Nam sáng tạo phát triển suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vào Nam, tạo nên những vùng đất võ khá nổi tiếng như: Yên Thế ở Bắc bộ, Bình Định ở Trung bộ, Tân Khánh Bà Trà ở Nam bộ... Tuy vậy, võ ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những bài quyền, bài binh khí giống nhau từ tên gọi, bài thiệu (tức những câu thơ chỉ tên đòn thế trong bài) cho đến các đòn thế kỹ thuật chính yếu trong bài. Chẳng hạn như các bài: Ngọc Trản Quyền, Lão Mai Quyền, Siêu Xung Thiên...
Quyền cước của võ ta bao gồm những đòn tay, đòn chân tấn công hay phòng thủ, cộng với việc sử dụng các bộ phận khác của cơ thể như: đầu, vai, hông, mông... theo chiều hướng khác nhau để tạo thêm hiệu quả. Hầu hết các môn võ ta đều có những bài tập tổng hợp toàn bộ các căn bản nói trên gọi là bài quyền (hay quờn, thảo) theo từng trình độ thấp lên cao.
Binh khí của võ ta rất phong phú, có đủ loại trường đoản khác nhau và cũng có 18 loại binh khí giống như võ Tàu. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng binh khí của võ ta xem ra nhiều hơn 18 loại (2), trong đó có nhiều loại khá đặc sắc như: sợi dây thừng, chiếc khăn dài...
Võ ta còn có môn vật dùng làm nền tảng cho sáng tác nhiều thế võ Vovinam. Môn Vật có từ thời tiền sử như đô vật Lý Ông Trọng thờ ở Chèm, Đô Lỗ, Ðô Nồi (257-207 trước tây lịch) được thờ phụng tại Cổ Loa. Ðô Chính ra giúp hai Bà Trưng được vinh tôn Thần Hoàng làng Mai Động; Ðô vật Mạc Ðăng Dung đã cướp được ngôi nhà Trần. Hai đô vật nổi tiếng là tượng hai ông Đá Rãi được thờ ở đền Lý Bát Ðế thờ tám vị vua nhà Hậu Lý. Tại một số đền miếu đình, tượng đô vật được chạm trên gỗ.
Ðấu vật là một tục lệ truyền thống đề cao tinh thần thượng võ, dùng luyện sức so tài chọn người ra giúp dân giúp nước. Tại Bắc Việt, rất nhiều làng có Thày võ, lò võ, lò vật, mở Hội Vật. Môn vật có nhiều đòn miếng đặc trưng như kê, ngáng, đệm (3), vét, sườn tay trong, đánh gẩy... Chính dựa trên võ thuật cổ truyền và môn vật này của Việt Nam mà ông Nguyễn Lộc đã sáng tạo thành môn phái Vovinam.
Võ tàu
Võ tàu (Thiếu Lâm Nam và Bắc phái, Võ Đang, Nga Mi, Không Ðộng, Bạch Hạc, Bát Quái Chưởng...) cũng như tín ngưỡng (thờ Quan Công, cầu cơ thỉnh Tiên...) đã theo gót các lưu dân Hoa Kiều xâm nhập vào đồng bằng Cửu Long.
Lịch sử các môn phái võ Trung Hoa tại miền Nam bắt đầu từ năm 1673, Chúa Nguyễn cho phép 3000 binh sĩ với 50 chiến thuyền của các bại tướng nhà Minh vào định cư ở các vùng sau.
Binh sĩ của Trần Thượng Xuyên vào cửa biển Cần Giờ, lên đồn trú ở Bàn Lăng xứ Ðồng Nai (4).
Binh sĩ Long Môn của Dương Ngạn Ðịch vào cửa Tiểu, cửa Ðại rồi đến vùng nước ngọt ở Mỹ Tho và định cư ở vùng Ba Giồng (5) rất thuận lợi làm canh nông. Tiếp theo, tướng Văn Trinh dẫn binh sĩ của Long Môn đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho (6).
Cũng trong thời kỳ này, người Hoa đến quy tụ tại Hà Tiên với Mạc Cửu để giao thương với ghe thuyền qua lại trong vịnh Thái Lan.
Từ thế kỷ XVI, áp lực nhân khẩu, loạn lạc đã thúc đẩy một số nông dân hoa kiều nhất là nông dân Tiều (7) đến định cư tại Bạc Liêu, Ba Xuyên, Cà Mau.
Trong dân gian, võ tàu được phân biệt theo quê quán bên Trung hoa của thày võ nên người ta hay nghe nhắc đến những danh từ như võ Tiều, võ Hẹ, võ Quảng, võ Hải Nam, võ Phúc Kiến,...
Cách sáng tạo Vovinam
Khi đến tuổi cắp sách đến trường, ông Nguyễn Lộc đã được một vị lão võ sư khai tâm về những thế võ và vật dân tộc. Đến khi khởi động ý tưởng xây dựng một môn phái võ thuật và võ đạo đặc thù của người Việt thì ông đã lấy đạo lý sống, môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nồng cốt để tiến đến hình thành một môn phái qua cuộc hành trình sáng tạo.
Phương pháp sáng tạo Vovinam gồm 3 giai đoạn : quan sát, rút ưu khuyết điểm, hệ thống hóa.
Khởi đầu, ông ghi lại trên giấy các quan sát thế võ, các tìm tòi ưu khuyết điểm, so sánh thí nghiệm các thế võ, phân tích tổng hợp v.v. để đi đến những " thế " của Vovinam.
Quan sát
Ðịa điểm quan sát
Ông quan sát các sinh hoạt võ thuật tại các lò võ, dự khán những trận tỉ thí võ đài, trình diễn võ thuật, ... để rút tỉa những ưu khuyết điểm của các thế võ, mạn đàm cùng một số võ sư thời danh hầu tìm hiểu thêm các đòn thế hay, đẹp, hiệu quả của các môn võ Trung Quốc, Nhật, Xiêm (Thái Lan), Quyền Anh...
Quan sát người luyện võ
Thân thể người tây phương cao lớn, lanh lẹ tiến lui nên rất thích hợp với môn quyền anh. Người Nhật lùn, mập rất lợi thế trong lối giằng co nắm túm, quăng quật. Người Việt mảnh khảnh có đặc điểm lanh lẹ gan dạ, bền bỉ chịu đựng nên ông nghiên cứu sáng tạo các đòn thế thích hợp với thể tạng người Việt.
Sau khi quan sát, ông nhận thấy môn nào cũng có ưu điểm. Có môn thiên về cương, kỹ thuật cứng và mạnh; có môn thiên về nhu, kỹ thuật linh hoạt, khéo léo, uyển chuyển, ít dùng sức. Riêng các môn võ Việt Nam rất độc đáo, không theo cương hay nhu nhất định mà biến hóa, linh động tùy theo thể tạng mỗi người, mỗi địa phương. Từ hai sự kiện chính yếu Cương-Nhu trong võ thuật mà ông bắt đầu sáng tạo Vovinam thích hợp với người Việt.
Nhận xét ưu khuyết điểm
Khi nghiên cứu võ cổ truyền Việt Nam, Trung Hoa, kế đến các nền võ thuật đã và hiện có trên thế giới, ông Nguyễn Lộc ghi lại trên giấy tờ các tìm tòi, so sánh thí nghiệm, phân tích tổng hợp v.v. với mục đích-phân tích những ưu khuyết điểm để nhằm :
- bổ túc và chung hợp, đồng thời rút ra phương cách hóa giải hoặc khắc chế.
- Gạn lọc lấy tinh hoa của các môn phái để dung nạp và áp dụng,
- cải tiến nền tảng võ thuật Việt Nam bằng thông qua những bài bản xưa, đào sâu tinh nghĩa, kiện toàn các thế võ bằng óc sáng tác theo phương pháp của ông để đi đến những " thế " của Vovinam
Hệ thống hóa
Từ việc nhận ra thực chất của những kỹ thuật, bài võ đi đến việc nhận rõ giá trị đặc thù của từng môn võ, đồng thời đối chiếu với đặc điểm tâm lý và thể tạng của người Việt Nam, ông nhận thấy cần phải xây dựng một môn võ mang tính dân tộc, khoa học và hiện đại. Từ nhận xét đó, ông hệ thống hóa :
- các thế võ do ông sáng tạo ra thành một môn phái riêng đặt tên là Vovinam,
- phương pháp huấn luyện mới,
- Phân chia đẳng cấp theo trình độ võ thuật.
Từ đó, các võ sư kế truyền liên tục cải tiến hệ thống tổ chức khiến cho môn phái ngày một phát triển từ quốc nội lan tràn ra thế giới trên 40 quốc gia khác.
Thành quả
Trước hiện tượng phát triển không ngừng của Vovinam trên thế giới thì phải kể công đầu của các võ sư, sau đó chúng ta phải kể các sự kiện sau.
Ảnh hưởng phương pháp nghiên cứu của Sáng Tổ
Tính thực dụng,
Vận dụng các nguyên lý khoa học v.v.
Nhò vậy mà môn phái Vovinam đa dạng, phong phú mang nhiều nét đặc trưng
Ảnh hưởng phương pháp nghiên cứu của Sáng Tổ
Sáng Tổ truyền dạy rằng võ thuật phải luôn luôn canh cải, thu nạp tinh hoa các môn phái khác và sáng tạo ra các thế võ mới... Từ nguyên tắc đó mà ông đã trả lời tại sao ông không viết sách dạy Vovinam. Theo lời bạn của ông là Bác sĩ Đàm Quang Thiện kể lại là trước khi vĩnh biệt trần thế, Sáng Tổ đã thu thập tất cả giấy tờ, có ghi các tìm tòi, so sánh thí nghiệm, phân tích tổng hợp v.v. để đi đến những " thế " của Vovinam. Một hôm, trước mặt BS Ðàm Quang Thiện, Sáng Tổ bật lửa đốt hết tập tài liệu đó và nói : " Chúng ta không bao giờ nên có ý định đặt những sáng kiến của chúng ta thành qui tắc bất di bất dịch, để người đồng thời và hậu thế phải theo. Vì làm như thế là ghìm đà tiến bộ của hậu sinh lại... vì thế không thể ghìm đà tiến bộ của Vovinam trong khuôn khổ một cuốn sách được... và tin rằng nếu Vovinam có chân giá trị thì sẽ không thất truyền được". Nguyên tắc chỉ đạo này đã mở đường cho các võ sư cải tiến không ngừng về võ thuật và tổ chức môn phái được thể hiện qua các công trình nghiên cứu sau : Luận án lên cấp hồng đai là một công trình nghiên cứu võ học thí dụ như đề tài luận án :" Ðối chiếu giữa võ thuật tây phương và Vovinam-Việt võ đạo ". - Các sáng tạo chiêu thức của các võ sư. Thí dụ như các bài đơn luyện (quyền tay không, quyền có binh khí), song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước), đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không hoặc có vũ khí theo quy ước) chính là sự kết nối hợp lý các khóa gỡ, các thế phản đòn căn bản...để tạo điều kiện thuận lợi cho võ sinh ôn luyện. Ðây chính là nguyên tắc " một phát triển thành ba " trong hệ thống kỹ thuật của bộ môn ... Với tinh thần sáng tạo không ngừng mà Vovinam lại có thêm một số bài Nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài Liên hoàn đối luyện dành cho người có tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. Do đó các thế võ không ngừng được bổ sung trong 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài bản tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao...) của Vovinam đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại. Tính thực dụng Ðây là điểm nổi bật nhất của Vovinam là thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế, võ sinh Vovinam được Huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang...), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp...) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, chém, té ngã... ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẻ của cố võ sư Nguyễn Lộc vào những năm cuối thập kỷ 30, nhằm giúp võ sinh có thể tự vệ hữu hiệu được ngay. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay, vì võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu như: học hỏi thêm một số lãnh vực khác (văn hóa, nghiệp vụ...) cũng như giải trí, làm việc để mưu sinh... Vận dụng các nguyên lý khoa học Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm đá, đánh chỏ...theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẫy (các thế bẻ, khóa, gày, móc, chặn...), lực xoáy (các thế đấm thẳng...), lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy...) v.v. hầu giúp võ sinh ít hao tốn sức lực khi thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Ðặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cùng các thế quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo...) trong hệ thống đòn chân cơ bản được sử dụng để đánh ngã đối phương cũng là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam. Ðặc trưng :Tính liên hoàn Ðặc trưng tiếp theo là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Thí dụ: muốn phản đòn đấm thẳng tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né ; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm thấp tay phải vào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương của đối phương. Nói chung , có thể đó là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ...), hay bằng chân (đá, đạp, quét, cài, móc...), hoặc đòn tay đi kèm với đòn chân (chém quét, triệt ngã...). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu đánh chưa trúng đích. Phương thức xây dựng môn phái Muốn tồn tại, phát triển với thời gian và không gian địa lý trên thế giới, các môn phái võ lớn đều phải hội đủ 4 yếu tố chính: Võ lý, võ thuật, võ pháp (8), võ đạo. Võ thuật Vovinam bắt nguồn từ võ và vật cổ truyền và được sáng tạo trong một môi trường văn hóa xã hội cổ truyền Việt Nam và trong vùng văn hóa Viễn Ðông (Trung Hoa, Nhật, Việt Nam, Ðại Hàn...). Vùng văn hóa này chịu ảnh hưởng xâu đậm lý thuyết Kinh Dịch và Tam Giáo (hiểu theo hệ tư tưởng chứ không phải tín ngưỡng) trong lãnh vực văn hóa (văn học, nghệ thuật, hội họa, binh pháp, võ nghệ...). Vì sáng lập Vovinam trong xã hội cổ truyền Việt nam và cái nôi văn hóa Viễn Ðông, nên Sáng Tổ chịu ảnh hưởng tư tưởng của Tam Giáo khi xây dựng võ lý, v õ thuật, võ pháp, võ đạo cho môn phái rồi tiếp theo được các môn sinh hệ thống hóa và triển khai rõ ràng : Võ lý (Võ thuyết) là lý thuyết căn bản giải thích và hướng dẫn võ thuật. Võ lý Vovinam dựa trên luật Âm-Dương của Kinh Dịch biến hóa mà hình thành định lý Cương Nhu Phối Triển chi phối mọi đòn thế của võ thuật, Võ thuật tức là kỹ thuật dùng sức (đòn, thế, miếng, vũ khí) để ứng chiến với người và vật, Võ pháp. Võ pháp là khuôn phép (luật) của môn phái đặt ra cho môn sinh tuân theo. Võ pháp của Vovinam qui định tôn ti trật tự theo Khổng giáo: Mục đích, lập trường, tôn chỉ, môn qui, võ phục, hệ thống đẳng cấp... Võ đạo. Võ đạo là tinh thần, võ thuật là thể xác của võ sinh. Võ đạo hướng dẫn tinh thần võ sinh trong cách dụng võ. Căn bản võ đạo Vovinam là Cách mạng Tâm-Thân phảng phất cái Tâm của Phật giáo vì vậy mà "Ðằng sau Vovinam là triết học". Nhờ hội đủ 4 yếu tố trên mà Vovinam phát triển không ngừng từ năm thành lập (1938) và hiện nay đã trở thành một môn phái có tầm vóc quốc tế.
(3) - Kê : dùng hông hoặc vai làm điểm tựa để quăng ngã đối thủ Ngáng (cản) dùng chân quyệt hay gạt cản chân đối thủ làm mất thăng bằng cho té ngã Ðệm : dùng đầu gối hay bắp đùi lót đằng sau chân đối thủ để đẩy cho té ngửa (4) - Trịnh Hoài Đức, Gia Ðịnh Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, quyển trung, Sài Gòn, 1972, tr. 9-10 (5) - Ngày nay là Tân Hiệp, Tân Lý Tây, Bến Tranh (Định Tường). (6) - Trịnh Hoài Đức, Gia Ðịnh...sđd, quyển hạ, tr.119. (7) - Người phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Ðông đến định cư đông đảo nên có câu : Bạc Liêu nước chảy lờ đờ, Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. (8) - Ngay như võ vật Liễu Đôi xuất xứ từ Hà Nam cũng có 3 yếu tố chính. Đạo: Rèn luyện thân thể. Thuyết: Mượn sức người vật người. Pháp: về võ thuật. Võ Bình Định xuất xứ từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đến nay đã truyền được hơn 20 đời truyền nhân vẫn giữ nguyên giá trị Lừa miếng. Võ Nhất Nam ở Thanh Hoá và Nghệ An xuất thân từ cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông cũng có tiêu chí rõ rệt võ học. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét